Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 66:
So với cửa Tư Hiền, cửa Thuận An có cơ chế và lịch sử biến động phức tạp hơn. Ngoài chế độ động lực biển san bằng bờ, sự biến động của cửa còn liên quan tới cơ chế uốn khúc của đoạn hạ lưu sông Hương, thay đổi tương quan giữa chủ lưu và chi lưu có tác dụng của vòm nâng Phú Vang. Do vậy, cửa Thuận An đã từng tồn tại nhiều vị trí cũng như tên gọi khác nhau trong lịch sử. Năm 1404, cửa Thuận An mở tại vị trí Hoà Duân bây giờ và trở thành cửa chính của hệ đầm phá. Năm 1467, sớ dâng của tham nghị Châu Hóa là Đặng Chiêm được chấp nhận, chính quyền phong kiến sai truyền dân binh lấp trở lại. Cho tới đời Cảnh Thống (1498 - 1504), cửa vỡ trở lại. Trong khoảng thời gian chừng 200 năm kể từ năm Giáp Tý (1504), cửa có vị trí ở Thái Dương Hạ. Trong khoảng thời gian chừng 200 năm tiếp theo cho tới năm 1897, cửa có vị trí tại làng Hoà Duân. Kể từ năm 1897 tới nay, cửa có vị trí cơ bản như hiện nay [8]. Cho tới ngày 11 tháng 6 năm 1904, cửa Hoà Duân mới bị lấp hẳn trong một trận bão và sau 95 năm, cửa được mở lại vào ngày 2 tháng 11 năm 1999, trong trận lũ lịch sử.
 
Vào năm 1931, một đập đá lớn dài 2000m, cao trình đỉnh đập ở +2m được xây dựng ngang qua cửa Thuận An với mục đích ngăn mặn từ biển qua cửa vào đầm phá và sông ngòi vùng đồng bằng. Nhưng do đó, đến mùa lũ, việc thoát lũ rất khó khăn., Ngườinên tađã phải hạ bớt cao trình đỉnh đập đá từ +2m xuống 0,00m trên chiều dài 100m rồi sau đó mở rộng 200m ở giữa đập. Đến thời người Pháp tái chiếm Huế, cao trình đỉnh đập lại tiếp tục được hạ xuống để tầu thuyền qua lại. Trận lụt lớn năm 1953 đã phá vỡ hoàn toàn đập đá và xoáy tạo ra một trục sâu đến 21m. Từ đó, cửa lạch tiếp tục xu hướng di chuyển lên phía bắc. Cửa Thuận An thường xuyên thay đổi vị trí theo chu kỳ dài và động thái của nó chịu sự chi phối của trạng thái cửa Tư Hiền. Khi cửa Tư Hiền mở, cửa Thuận An dường như thu hẹp và chảy chậm. Khi cửa Tư Hiền đóng, cửa Thuận An chảy mạnh hơn, bị biến dạng, nông dần và di chuyển vị trí gây ảnh hưởng đến sa bồi luồng vào cảng Tân Mỹ. Tính từ vị trí đập chắn cũ (1931) đến nay trục cửa di chuyển lên phía bắc 15m/năm, còn bờ lạch bị bồi lấn dịch chuyển về phía bắc có chỗ 40m/năm. Sự di chuyển vị trí cửa Thuận An tạo nên sự không ổn định của đoạn bờ dài 7km.
 
'''Tình thế năm cửa trong trận lũ lịch sử năm 1999'''
Dòng 82:
''Cửa Lộc Thủy'' trước trận lũ ngập lịch sử ở trạng thái mở nhờ kè cửa Tư Hiền và khai thông lạch nước sau cồn cát, do lũ cửa rộng 200m và sâu 2 - 5m.
 
Cho đến tháng 3 năm 2000, các cửa Vĩnh Hải, Lộc Thuỷ và lạch Hải Dương đã bị bồi lấp, chỉ còn lại 3 cửa lớn là Thuận An, Hoà Duân và Vinh Hiền. Đến thánhtháng 8 năm 2000, cửa Hoà Duân bị kè lấp lại.
 
''Như vậy,'' đầm phá trải qua 3 hình thái luân đổi nhau: một cửa (khi cửa Tư Hiền bị lấp), hai cửa (khi cửa Tư Hiền mở) và nhiều cửa. Trạng thái hai cửa thường dài lâu nhất, được coi là bình ổn. Hai trạng thái kia là những tai biến. Hình thái nhiều cửa hiếm khi xảy ra, chu kỳ cỡ thế kỷ. Sự kiện phá mở nhiều cửa vào tháng 11/1999 vừa là sự trùng hợp giữa ba yếu tố: mưa cực lớn kéo dài, cửa Tư Hiền bị lấp và cửa Thuận An bước sang giai đoạn suy tàn. Cửa Hòa Duân được mở là để thay thế cho cửa Thuận An và sẽ tồn tại cỡ thế kỷ nếu không bị con người can thiệp chặn lấp vào tháng 8 năm 2000.