Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cỏ gà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Haha, chỉ có thằng lớn là con tôi thôi, thằng nhỏ phải kiếm thêm cho đủ.
Dòng 36:
Thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng, có từ 8 đến 40 cọng, có khi cao tới 90 cm. Cỏ gà bò chằng chịt vào nhau thành thảm cỏ dày đặc. Lá phẳng hình dài hẹp, nhọn đầu, màu vàng lục, mềm, nhẵn hoặc có lông, mép hơi ráp. Lá có thể thay đổi màu sắc từ xanh đậm sang xanh nhạt, trắng khi thời tiết biến đổi. Cụm hoa thường dài từ 3 đến 6 [[centimét|cm]] gồm từ 3 đến 7 bông con (hiếm gặp hơn là 2 bông) dài khoảng 2-3 [[milimét|mm]] xếp hình ngón, đơn, mảnh. Các ngón hoa thường tạo thành một vòng nhưng cá biệt có thể thành 2 vòng với 10 cụm hoa.
 
==Đặc tính sinh học và môi trường sống==
[[Hình:bermudagrass1.jpg|nhỏ|trái|150px|Cây cỏ gà - bẹ lá cuốn thành nốt sần do tác động của sâu ký sinh]]
 
Cỏ gà ưa nóng nên sinh trưởng kém về [[mùa đông]]. ChúngNhiệt độ lý tưởng cho cỏ gà sinh trưởng là khoảng 35°C cho đến 37,5°C. Nhiệt độ tối thiểu cho cỏ gà sinh trưởng là trên 10°C vào ban ngày, nó phát triển rất chậm khi nhiệt độ xuống đến mức 15°C.
Cỏ gà thường sinh trưởng ở những vùng có lượng [[mưa]] hàng năm từ 650 đến 1750 mmm. Cỏ gà chịu úng ngập tốt, ở [[Bangladesh]], nó có thể sống sót khi bị ngập nước tới 6m trong vài tuần đồng thời cũng có khả năng chịu hạn cao nhờ thân rễ như ở [[Gruzia]], [[Mỹ]]. Cỏ gà thích hợp với nhiều loại đất và ưa đất ráo [[nước]], nó cũng thích ứng tốt với đất mặn nhưng sinh trưởng chậm. Cây con có khả năng bén rễ rất nhanh và sau đó phát triển mạnh. Cỏ gà là loài ưa ánh sáng và thường chết khi bị che bởi bóng râm. Tuy nhiên sự ra hoa ở cỏ gà không phụ thuộc vào độ dài của ngày.
 
Cỏ gà cũng có khả năng chịu đựng rất tốt trước các tác nhân bên ngoài như sự giẫm đạp và ngắt lá cũng như vẫn có khả năng sinh tồn khi bị [[lửa]] to nhờ thân rễ rộng.
 
Cỏ gà thường có một loại sâu ăn lá [[ký sinh]] là "fall armyworm" ([[Spodoptera frugiperda]])<ref>[http://www.jstor.org/pss/3494364 JSTOR Organization]</ref>. Do tác động của sâu ký sinh, những bẹ lá cuộn xếp lên nhau làm nhiều lớp khiến cho đầu cọng cỏ tạo thành một nốt sần cỡ như hạt [[lạc]] có hình giống như con [[gà]].
 
==Trồng trọt==
Cỏ gà thường được trồng bằng thân do tỷ lệ hạt nảy mầm không cao. Nếu trồng bằng thân thì đất chỉ cần xới sơ là đủ còn nếu trồng theo phương pháp gieo hạt thì đòi hỏi cày bừa kỹ hơn. Hạt được rắc lên bề mặt đất trồng rồi xới đều với mật độ 9-11 [[kg]]/[[hecta|ha]], mùa gieo hạt là [[mùa hè]]. Mỗi kg hạt cỏ gà có khoảng 4.489.000 hạt<ref name = "a"> </ref>. Ở một số vùng, cỏ gà có thể bị bệnh đốm lá do nấm ''Helminthosporium'' gây ra.
 
Cỏ gà với phân bón thích hợp có thể đạt năng suất 6 [[tấn]] cỏ phơi khô ngoài trời với 4 đợt cắt ở [[Gruzia]]; tại [[Mỹ]], các tài liệu ghi nhận năng suất mỗi tháng là 1.000 đến 3.000 [[kg]] vào mùa hè và 100 đến 1.200 [[kg]] cỏ khô vào mùa đông.<ref name = "a"> </ref> Ở Việt Nam, vào [[thập niên 1970]], người ta đã nhập giống cỏ gà năng suất cao từ [[Cuba]] để làm bãi chăn thả [[trâu]], [[bò]].
 
==Sử dụng==