Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiêu Uyên Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 45:
 
==Trở về Lương==
Không biết nhiều về các hoạt động của Tiêu Uyên Minh tại Đông Ngụy và sau đó là [[Bắc Tề]], song ông đã than khóc thảm thiết nghikhi biết tin về việc Kiến Khang thất thủ. Ông được thụ chức ''tán kị thường thị'' (散騎常侍) -- một chức vụ mang ý nghĩa danh dự và có ít trách nhiệm.
 
Năm 552, một hoàng tử của Lương Vũ Đế là Tương Đông vương [[Lương Nguyên Đế|Tiêu Dịch]] đã đánh bại Hầu Cảnh và xưng đế , tức Nguyên Đế, định đô tại Giang Lăng (江陵, nay thuộc [[Kinh Châu]], [[Hồ Bắc]]) thay vì Kiến Khang. Năm 554, quân [[Tây Ngụy]] đã chiếm được Giang Lăng, bắt giữ và sau đó hành quyết Nguyên Đế. Sau cái chết của Nguyên Đế, [[Vương Tăng Biện]] và [[Trần Bá Tiên]] (cùng nhau kiểm soát đông bộ Lương), đã nghênh đón nhi tử mới 12 tuổi của Nguyên Đế là [[Lương Kính Đế|Tiêu Phương Trí]] đến Kiến Khang, chuẩn bị lập Tiêu Phương Trí làm hoàng đế.
 
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, [[Bắc Tề Văn Tuyên Đế]] lại quyết định lập một chính quyền chư hầu tại Lương. Văn Tuyên Đế viết thư cho Vương Tăng Biện, trong đó nói rằng Tiêu Phương Trí còn quá trẻ để trở thành hoàng đế và tiến cử Tiêu Uyên Minh. Tiêu Uyên Minh có vẻ như đã hợp tác với Văn Tuyên Đế trong nỗ lực này, do ông cũng viết một bức thư cho Vương Tăng Biện. Ban đầu, Vương Tăng Biện hồi đáp từ chối đề nghị. Tuy nhiên, sau đó quân Bắc NgụyTề hộ tống Tiêu Uyên Minh đã giành được một vài chiến thắng, Vương Tăng Biện trở nên lo sợ và viết thư hồi đáp chấp thuận ủng hộ Tiêu Uyên Minh làm hoàng đế, song yêu cầu Tiêu Uyên Minh lập Tiêu Phương Trí làm thái tử. Vương Tăng Biện cũng chỉ cho phép 1.000 lính hộ tống Tiêu Uyên Minh vượt sang bờ nam [[Trường Giang]]. Vào mùa hè năm 555, Tiêu Uyên Minh đến Kiến Khang, và đến khi trông thấy Chu Tước môn (朱雀門), ông đã than khóc thảm thiết, các hạ thần triều Lương cũng hành động tương tự. Sau đó, Tiêu Uyên Minh đăng cơ làm hoàng đế, theo đúng lời hứa, ông lập Tiêu Phương Trí làm thái tử. Vương Tăng Biện và Trần Bá Tiên tiếp tục thống lĩnh quân đội.
 
== Trị vì ==