Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 96:
Sang thời [[Tấn Mục Đế]] ([[344]] - [[361]]), do hoàng đế còn nhỏ, quyền hành trong triều nằm trong tay các đại thần là Cối Kê vương [[Tư Mã Dục]], [[Hà Sung]] và [[Thái Mô]] ... Trong thời điểm đó, danh tiếng Hoàn Ôn nổi lên nhanh chóng. Lúc này, ở phía tây, nước [[Thành Hán]] rối loạn, suy yếu trầm trọng. Thấy thời cơ đã chín muồi, năm [[346]], Hoàn Ôn chính thức đưa quân tây tiến nhằm tiêu diệt Thành Hán<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7098#.E6.A1.93.E6.BA.AB quyển 98]: Vĩnh Hòa nhị niên, suất chúng tây phạt</ref>. Ông thượng thư lên Tấn triều nhưng không cần đợi trả lời đã xuất binh.
 
Quân của Hoàn Ôn tiến đến Kiến Vi rồi Bành Mô, sai tham quân Chu Sở và Tôn Thịnh dẫn theo bộ tốt thẳng tiến Thành Đô. [[Lý Thế]] sai chú là Lý Phúc, anh là Lý Quyền ra chống, hai bên giằng co nhau. Hoàn Ôn dùng kế đánh tan quân của Lý Phúc, buộc Phúc rút lui rồi tập kích Lý Quyền. Sau ba lần giao chiến, quân Quyền cũng đại bại phải chạy về Thành Đô. [[Lý Thế]] nghe tin binh bại, bèn đưa quân chống trả một lần nữa, nhưng cũng bị đánh bại. Hoàn Ôn thừa thắng tiến thẳng đến đất Thục, trong một đêm đi hơn 900 dặm, vào Manh Thành. Lý Thế đành phải dâng thư xin hàng. Ôn chấp nhận, cho giải thế về Kiến Khang. Ôn đóng ở đất Thục khoảng 1 tháng, tiến cử người hiền, vỗ an dân chúng rồi về kinh, được phong làm Chinh Tây đại tướng quân, Khai phủ, Lâm Hạ quận công<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7098#.E6.A1.93.E6.BA.AB quyển 98]: tiến vị Chinh Tây đại tướng quân, khai phủ, phong Lâm Hạ quận công</ref>.
 
=== Ân Hạo ba lần thua trận ===
Dòng 121:
{{Bài chính|Chiến tranh Đông Tấn-Tiền Tần (354)}}
 
Trong năm [[353]], [[Tiền Tần]] và [[Tiền Yên]] liên quân diệt [[Nhiễm Ngụy]], hình thành hai thế lực mới ở [[Trung Nguyên]].
 
Tháng 2 năm 354, [[Hoàn Ôn]] dẫn quân từ Giang Lăng đi đánh nước Tiền Tần. Quân Đông Tấn chia 2 ngả, quân thuỷ đi tới Nam Hương, quân bộ đi đến Vũ Quan. Hoàn Ôn lại sai thứ sử Lương châu nhà Tấn là Tư Mã Huân đi đường hang Tý Ngọ để đánh quân Tần từ phía sau. Tiếp đến, quân của Ôn tiến công Thượng Lạc, bắt được thứ sử Kinh châu của Tần là [[Quách Kính]]<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7098#.E6.A1.93.E6.BA.AB quyển 98]: hoạch Phù Kiện Kinh châu thứ sử Quách Kính</ref> rồi đại phá quân Tần ở Thanh Nê. Vua Tần là [[Phù Kiện]] sai [[Phù Hùng]] cùng [[Phù Sinh]] đem vạn quân đóng ở Nghiêu Liễu kháng cự. Phù Sinh giết tướng nhà Tấn là [[Ứng Đình]], Lưu Hoằng, khiến quân Tấn tổn thất nặng. Tuy nhiên người em là Hoàn Ôn là [[Hoàn Xung]] lại đại thắng quân Tần ở Bạch Lộc Nguyên. Hùng lại tập kích quân của Tư Mã Huân ở Tử Ngọ cốc, buộc Huân lui về Nữ Oa Bảo<ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7099 quyển 99]: Tần thừa tướng Hùng suất kị thất thiên tập Tư Mã Huân ư tử ngọ cốc, phá chi, Huân thối truân Nữ Oa bảo.</ref>.
Dòng 137:
Tuy nhiên Đông Tấn chỉ giữ được Lạc Dương thêm có 6 năm. Tháng 1 năm [[362]], Dự châu thứ sử của [[Tiền Yên]] là Tôn Hưng thỉnh cầu đưa quân công chiếm Lạc Dương<ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7101 quyển 101]: Yến Dự châu thứ sử Tôn Hưng thỉnh công Lạc Dương</ref>. Người nước Yên nghe theo, phái Ninh Nam tướng quân Lã Hộ đến đóng tại Hà Âm để chuẩn bị.
 
Tháng 2 năm [[362]], Yên U Đế là [[Mộ Dung Vĩ]] sai Lã Hộ tiến đánh Lạc Dương<ref name="Tấn thư, quyển 111">[[Tấn thư]], quyển 111</ref>. Đến tháng 3 cùng năm, các chốt phòng thủ gần Lạc Dương của nhà Tấn lần lượt bị phá vỡ, thái thú Hà Nam Đới Thi trốn ra đất Uyển, tướng [[Trần Hựu]] cho dâng thư báo về Kiến Khang. Tình hình Lạc Dương trở nên hết sức cấp bách.
 
Tháng 5 năm [[362]], Hoàn Ôn sai [[Dữu Hi]] và thái thú Cánh Lăng [[Đặng Hà]] suất 3000 quân cứu viện Lạc Dương nhưng cũng không sao chống lại Tiền Yên. Đồng thời Ôn thượng biểu lên Tấn đế xin thiên đô lên Lạc Dương để tiện việc bắc phạt. Tuy nhiên bấy giờ triều đình ai cũng sợ hãi không dám lên miền bắc, còn dân tình miền bắc tiều đình, sinh ra nhiều hoài nghi. Cuối cùng triều đình không đồng ý dời đô<ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7101 quyển 101]: Nãi chiếu Ôn viết:Tại tích tang loạn, hốt thiệp ngũ kỉ, nhung thiêu tứ bạo, kế tập hung tích quyến ngôn tây cố, khái thán doanh hoài. Tri dục cung suất tam quân, đãng địch phân uế, khuếch thanh trung kì, quang phục cựu kinh phi phu ngoại thân tuẫn quốc, thục năng nhược thử? Chư sở xử phân, ủy chi cao toán. Đãn hà lạc khâu khư, sở doanh hữu quảng, kinh thủy chi cần, trí lao hoài dã. Sự quả bất hành</ref>. Sau đó triều đình cho thăng Ôn làm đô đốc ba châu Tịnh, Tư, Kí, nhưng Ôn từ chối.
Dòng 149:
Sau khi [[Tiền Yên]] giành lại Lạc Dương, chiến sự tạm lắng xuống. Mãi đến năm [[369]], [[Hoàn Ôn]] mới tiếp tục đưa quân bắc phạt. Đay cũng là lần xuất chinh cuối cùng trong cuộc đời của [[Hoàn Ôn]].
 
Tháng 3 năm [[369]], Hoàn Ôn chính thức thượng biểu xin [[Tấn Phế Đế]] cho mình cùng với các đại thần là Thứ sử hai châu Từ, Duyện Si Âm, thứ sử Giang châu, Nam trung lang tướng [[Hoàn Xung]] (cũng là em trai của Ôn) và thứ sử Dự châu Viên Chân cùng dẫn quân phạt Tiền Yên<ref name="Tấn thư, quyển 111"/><ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7102 quyển 102]: tam nguyệt, Đại tư mã Ôn thỉnh dữ Từ, Duyện nhị châu thứ sử Si Âm, Giang châu thứ sử hoàn Xung, Dự châu thứ sử Viên Chân đẳng phạt Yên</ref><ref>[[Tấn thư]], quyển 111</ref>, nhưng Si Âm cáo bệnh nên Hoàn Ôn là người nắm quyền chỉ huy tối cao. Ôn phong cho Si Âm làm Quan Quân tướng quân, Cối Kê nội sử còn mình lại đảm nhiệm chức thứ sử Từ Duyện của chính Âm để lại. Có tướng Si Siêu khuyên ngăn rằng đường xá xa khôi lại thời tiết khô hạn không thuận lợi nhưng Ôn không thèm nghe.
 
Cùng trong tháng 3, Hoàn Ôn cùng [[Hoàn Xung]], [[Viên Chân]] dẫn 50000 quân bắc phạt. Quân Tấn nhanh chóng tiến đến vùng Hồ Lục, Hoàn Ôn dùng Kiến Uy tướng quân Hồ Lục ra trận, đại thắng, bắt sống tướng [[Mộ Dung Trung]] rồi đánh sang Kim Hương<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7098#.E6.A1.93.E6.BA.AB quyển 98]: Quân thứ Hồ Lục, công Mộ Dung tướng Mộ Dung Trung, hoạch chi, tiến thứ Kim hương</ref> vào tháng 6 năm đó. Nhưng không may gặp hạn hán, thuyền của quân Tấn không tiến lên được. [[Hoàn Ôn]] bèn sai quân sĩ đào 300 dặm vùng Cự Dã để khai thông cho thuyền đi từ Thanh Thủy tiến lên sông [[Hoàng Hà]].
Dòng 185:
[[Tạ Huyền]] và [[Tạ Thạch]] dựng trại cách Lạc Gián khoảng 25 dặm, không thể tiến lên nữa. Thư của Hồ Lâm ở Hiệp Thạch gửi cho Tạ Huyền bị [[Phù Dung]] bắt được, qua đó quân Tần biết được tình hình quân Tấn. [[Phù Kiên]] do đó sinh ra chủ quan, để lại phần lớn quân ở lại Thuận Thành, còn mình tự dẫn 8000 kỵ binh đến Thọ Dương<ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7105 quyển 105]: Kiên nãi lưu đại quân ư Hạng Thành dẫn khinh kị bát thiên, kiêm đạo tựu Dung ư Thọ dương</ref>.
 
[[Phù Kiên]] sai tướng Tấn vừa quy hàng ở Tương Dương là [[Chu Tự]] đến doanh trại của Tạ Huyền dụ hàng. Tuy nhiên Chu Tự vẫn trung thành với nhà Tấn, bèn báo lại cho Tạ Huyền biết tình hình quân Tấn mà khuyên Huyền nên nhân khi quân Tần chưa đến đông đủ thì nên phá ngay mới cơ thể thắng.
 
Tháng 11 năm đó, [[Tạ Huyền]] sai [[Lưu Lao Chi]] mang 5 nghìn quân sĩ đến Lạc Gián. Quân [[Lưu Lao Chi]] và [[Hà Khiêm]] nhân trời tối đem quân bí mật tập kích, cắt đứt giao thông trên sông. Lao Chi lại dẫn 5000 quân kị chia làm bốn mũi đánh Lương Thành. [[Lương Thành]], [[Vương Hiển]], [[Vương Vịnh]] ... hàng chục tướng bị chém đầu. Lưu Lao Chi thu quân về Hạp Thạch thành.
Dòng 205:
Lưu Dụ nghe tin quân [[Nam Yên]] tấn công, bèn phái em là [[Lưu Đạo Liên]] trấn thủ Hoài Âm để phòng bị rồi xin [[Tấn An Đế]] cho mình xuất quân bắc phạt vào tháng 3 năm đó. Triều đình [[nhà Tấn]] lo ngại, duy có Tả bộc xạ [[Mạnh Sưởng]] và Xa kị tư mã [[Tạ Dụ]], Tham quân [[Tang Hi]] đồng tình và khuyến khích<ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7115 quyển 115]: Tả bộc xạ [[Mạnh Sưởng]], Xa kị tư mã [[Tạ Dụ]], Tam quân Tang Hi dĩ vi tất khắc, khuyến Dụ hành</ref>. Lưu Dụ vui mừng, phong Mạnh Sưởng làm Giám trung quân và quyết định bắc phạt.
 
Tháng 5 ÂL năm [[409]], [[Lưu Dụ]] suất quân từ Kiến Khang tiến tới Bành Thành<ref name="Từ Châu, Giang Tô, Trung Quốc">Từ Châu, Giang Tô, Trung Quốc</ref> rồi Hạ Bi. Sau đó Lưu Dụ xua quân tiến công, vào quận Lang Nha xây thành và lưu quân trấn thủ ở đấy.
 
[[Mộ Dung Siêu]] nghe tin đó, liền hội quần thần tìm cơ đối phó<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7128 quyển 128]: Siêu dẫn kiến quần thần vu Tiết Dương điện, nghị cự vương sư</ref>. [[Công Tôn Ngũ Lâu]] và [[Mộ Dung Trấn]] khuyên Siêu nên đưa quân cố thủ ở Đại Hiện Sơn<ref>nay thuộc Duy Phường, Sơn Đông, [[Trung Quốc]]</ref> để chặn quân Tấn nhưng Siêu không chịu và quyết tâm giao chiến ở đồng bằng.
 
Lưu Dụ đưa quân qua núi Đại Hiện dễ dàng, không vấp phải sự phản kháng nào từ [[Nam Yên]]. Sang tháng 6 cùng năm, [[Lưu Dụ]] đến vùng Đông Hoàn, [[Mộ Dung Siêu]] phái [[Công Tôn Ngũ Lâu]], [[Hạ Lại Lô]] và [[Đoàn Huy]] dẫn 50000 bộ binh tiến về Lâm Cù<ref>Nay thuộc Sơn Đông, Trung Quốc</ref> chống trả. Nghe tin quân Tấn sắp đến, Siêu lo sợ, bèn đem 4 vạn quân hợp với Đoàn Huy ở Lâm cù. Trong khi đó, [[Lưu Dụ]] phái Tiền khu tướng quân [[Mạnh Long Phù]] tiến đến Xuyên Nguyên giao chiến cùng Công Tôn Ngũ Lâu. Ngũ Lâu thua trận, bỏ sang hàng quân Tấn.
Dòng 253:
{{Bài chính|Chiến tranh Đông Tấn-Hậu Tần}}
 
Năm [[415]], [[Diêu Hưng]] chết, [[Hậu Tần]] lâm vào tình trạng suy yếu. [[Lưu Dụ]] ở [[Kiến Khang]] cũng gấp rút chuẩn bị kế hoạch bắc phạt một lần nữa. Tháng 8 ÂL năm [[416]], [[Lưu Dụ]] đưa quân từ [[Kiến Khang]] ra Bành Thành<ref> name="Từ Châu, Giang Tô, Trung Quốc<"/ref>, rồi phái các tướng gồm Quan Quân tướng quân [[Đàn Đạo Tế]], Long Tương tướng quân [[Vương Trấn Ác]] tiến binh ra Hoài Hà, công đánh Tất Khâu và Hạng Thành, tướng [[Trần Lâm Tử]] qua sông đánh vùng Thương Viên thuộc lãnh thổ [[Hậu Tần]]<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7119 quyển 119]: Khiển Quan Quân tướng quân [[Đàn Đạo Tế]], Long Tương tướng quân [[Vương Trấn Ác]] nhập tự hoài, phì, công Tất Khâu, Hạng Thành tướng quân [[Trần Lâm Tử]] tự biện nhập hà, công Thương Viên</ref>.
 
Quân Tấn nhanh chóng giành thắng lợi ngay từ những trận đánh đầu tiên. Tướng Tần [[Vương Cẩu Sanh]] đem thành Tất Khâu hàng Vương Trấn Ác, thứ sử Từ châu Diêu Chưởng ở Hạng Thành cũng đầu hàng [[Đàn Đạo Tế]] ... Quân Tấn nhanh chóng vào đến Dĩnh Khẩu trong khi các tướng Tần lũ lượt sang hàng, duy chỉ có Thái thú Tân Thái [[Đổng Tuân]] cố sức chống giữ. Đàn Đạo Tế đem quân công phá, bắt được Tuân. [[Đổng Tuân]] lên tiếng mắng chửi Đạo Tế nên bị Đạo Tế giết.
Dòng 261:
 
Tuy nhiên Tả bộc xạ [[Lương Hỉ]] cho rằng người em họ của [[Diêu Hoằng]] là Tề công [[Diêu Khôi]] ở An Định dũng mạnh thiện chiến, lại có thâm thù với [[Hách Liên Bột Bột]], sẽ cố sức giữ An Định, thì Bột Bột không thể đánh tới kinh được. Còn nếu triệu Khôi về, thì các thành bên ngoài sẽ lâm nguy. Hoằng nghe theo. Lại bộ lang Hoành Mật lại can ngăn rằng Tề công Khôi có thể có ý khác, không tuân phục mà nhân đó phản loạn thì quân ở An Định có tới hơn 4 vạn, tiến về kinh sư một lúc thì Trường An lâm nguy. Nhưng Hoằng tin tưởng Diêu Khôi, không đồng ý với ý kiến này.
 
 
Quân Tấn sau đó tiến Thành Cao và áp sát thành Lạc Dương. Tướng ở Lạc Dương là [[Diêu Quang]] gửi thư xin cứu viện. [[Diêu Hoằng]] sai Việt kị giáo úy Diêm Sinh đem 3000 quân cứu, cộng thêm 10000 quân do [[Diêu Ích]] chỉ huy cùng đến chi viện cho thành Lạc Dương, lại thêm Chinh Đông tướng, Tịnh châu mục [[Diêu Ý]] đóng ở Thiểm Tân làm hậu viện. Trong khi tại Lạc Dương, bộ tướng [[Triệu Huyền]] khuyên Diêu Quang đừng nên xuất chiến nhưng tư mã Diêu Vũ đã thông đồng trước với Đàn Đạo Tế, thêm vào đó là Chủ bộ Diêm Khôi, Dương Kiền cùng cánh với Vũ, cùng nhau khuyên Diêu Quang ra trận. Quang nghe theo, sai Triệu Huyền đem hơn 1000 quân trấn thủ Bách Cốc ổ và Thạch Vô Húy đóng ở Củng Thành, chống lại quân Tán. Triệu Huyền bảo rằng Diêu Quang nếu không nghe lời mình, thì tất sẽ hối hận.
Hàng 384 ⟶ 383:
== Chú thích ==
{{Tham khảo|2}}
 
[[Thể loại:Chiến tranh Trung Quốc]]
[[Thể loại:Nhà Tấn]]