Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiêu Uyên Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
Dòng 40:
Quân Lương dưới quyền Tiêu Uyên Minh đã tiến vào Bành Thành (彭城, nay thuộc [[Từ Châu]], [[Giang Tô]]) của Đông Ngụy, dựng trại ở Hàn Sơn (寒山) thuộc vùng lân cận Bành Thành, và xây dựng một con đập trên dòng Tứ Thủy (泗水) để dùng nước công phá Bành Thành. Bộ tướng của Tiêu Uyên Minh là [[Dương Khản]] (羊侃) đã nhanh chóng hoàn tất việc xây dựng đập, song đến khi Dương Khản khuyên Tiêu Uyên Minh tấn công Bành Thành, Tiêu Uyên Minh lại lưỡng lự. Do Tiêu Uyên Minh không đưa ra được một chiến lược hiệp điệu, các bộ tướng của ông bắt đầu tự mình hành động, bao gồm cả việc cướp bóc của người dân trong vùng, Tiêu Uyên Minh đã không thể ngăn cản họ, mà chỉ có thể nghiêm cấm các đơn vị nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông.
 
Cũng trong năm 547, quân Đông Ngụy do [[Mộ Dung Thiệu Tông]] thống soát đã tiến đến, thay vì nhanh chóng giao chiến với quân Đông Ngụy như Dương Khản đề xuất, Tiêu Uyên Minh lại trở nên say sưa và để cho quân Mộ Dung Thiệu Tông dàn quân. Khi hai bên giao chiến, thoạt đầu quân Lương đã giành được thắng lợi, song đến khi Mộ Dung Thiệu Tông phản công, quân Lương đã sụp đổ, bản thân Tiêu Uyên Minh bị bắt. Tuy nhiên, người dân trong vùng cảm kích trước việc ông đã không cướp bóc tài sản của họ, vì thế họ đã đặt cho ông xưng hiệu "Nghĩa vương".
 
Tiêu Uyên Minh bị đưa đến kinh đô [[Nghiệp (thành)|Nghiệp thành]] (鄴城, nay thuộc [[Hàm Đan]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]) của Đông Ngụy, [[Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế]] đã chính thức tiếp đón và quở trách ông. Sau đó, hoàng đế Đông Ngụy cho đưa ông đến căn cứ của Cao Trừng tại Tấn Dương (晉陽, nay thuộc [[Thái Nguyên, Sơn Tây|Thái Nguyên]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]), Cao Trừng đối đãi ông với thái độ tôn trọng, có ý sử dụng Tiêu Uyên Minh làm một quân cờ trong cuộc đàm phán với Lương. Sau đó, Cao Trừng cho phép Tiêu Uyên Minh viết cho Lương Vũ Đế và đưa ra đề nghị để Tiêu Uyên Minh được hồi quốc, điều này đã khiến Hầu Cảnh [[loạn Hầu Cảnh|nổi dậy]] vào năm 548, chiếm Kiến Khang vào năm 549, dùng Lương Vũ Đế và [[thái tử]] [[Lương Giản Văn Đế|Tiêu Cương]] làm con tin, đẩy Lương vào tình trạng rối loạn.
Dòng 60:
 
== Tham khảo ==
{{tham khảo|2}}
* ''[[Nam sử]]'', [[:zh:s:南史/卷51|quyển 51]].
* ''[[Tư trị thông giám]]'', các quyển [[:zh:s:資治通鑑/卷160|160]], [[:zh:s:資治通鑑/卷161|161]], [[:zh:s:資治通鑑/卷166|166]].