Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lương Kính Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: Thêm thể loại, replaced: {{Reflist}} → {{tham khảo}}, [[Category: → [[Thể loại: (4) using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
Dòng 30:
 
== Bối cảnh ==
Tiêu Phương Trí sinh năm 544, trong thời gian trị vì của tổ phụ Lương Vũ Đế, còn phụ thân [[Lương Nguyên Đế|Tiêu Dịch]] của ông khi đó có tước Tương Đông vương. Mẫu thân của ông là Hạ quý phi- thiếp của Tiêu Dịch. Ông là cửu tử của phụ thân. Năm 549, Tiêu Phương Trí được phong là Hưng Lương hầu, song có lẽ là do phụ thân ông sách phong do Kiến Khang năm đó đã thất thủ trước phản tướng [[Hầu Cảnh]].
 
Năm 552, sau khi Tiêu Dịch đánh bại Hầu Cảnh và đoạt lấy hoàng vị, tức Nguyên Đế, ông ta đã sách phong cho Tiêu Phương Trí là Tấn An vương, và phong Hạ quý phi là Tấn An vương quốc thái phi. Năm 553, Tiêu Phương Trí được thụ hàm tướng và trở thành thứ sử của Giang châu (江州, nay thuộc [[Giang Tây]]), song khi đó ông mới chín tuổi.
Dòng 36:
Vào mùa đông năm 554, kinh đô Giang Lăng thất thủ trước quân [[Tây Ngụy]]. Lương Nguyên Đế bị bắt giữ rồi bị hành quyết vào khoảng tết năm 555, toàn bộ các huynh đệ còn sống sót của Tiêu Phương Trí cũng bị giết. Tây Ngụy lập đường huynh của Tiêu Phương Trí là [[Tây Lương Tuyên Đế|Tiêu Sát]] làm hoàng đế triều Lương. Tuy nhiên, hầu hết các châu còn lại của Lương nằm dưới quyền kiểm soát của các tướng [[Vương Tăng Biện]] và [[Trần Bá Tiên]], họ từ chối công nhận Tiêu Sát là hoàng đế. Thay vào đó, họ nghênh đón Tiêu Phương Trí đến Kiến Khang, thoạt đầu trao cho ông chức ''thái tể'' (太宰) và cho ông thực hiện quyền lực của hoàng đế về mặt chính thức. Vào mùa xuân năm 555, họ tuyên bố ông là Lương vương và đưa ông lên ngôi.
 
Trong khi đó, [[Bắc Tề Văn Tuyên Đế]] lại có kế hoạch riêng để đưa một người thân thiện với Bắc Tề trở thành hoàng đế Lương. Bắc Tề Văn Tuyên Đế phái Thượng Đảng vương [[Cao Hoán]] (高渙) đem quân hộ tống [[Tiêu Uyên Minh]] (bị Đông Ngụy bắt làm tù binh vào năm 547) trở về Lương. Ban đầu, Vương Tăng Biện từ chối đề nghị từ Bắc Tề và Tiêu Uyên Minh, song sau khi chịu một số thất bại trước quân Bắc Tề, ông ta đã trở nên lo sợ và quyết định chấp thuận để Tiêu Uyên Minh làm hoàng đế, đổi lại Tiêu Uyên Minh phải hứa lập Tiêu Phương Trí làm thái tử. Vào mùa hè năm 555, Tiêu Uyên Minh đến Kiến Khang và đăng cơ, song quyền kiểm soát quân sự vẫn nằm trong tay Vương Tăng Biện và Trần Bá Tiên. Tiêu Uyên Minh lập Tiêu Phương Trí làm thái tử theo đúng lời hứa hẹn.
 
Tuy nhiên, vào thu năm 555, do bất mãn trước việc Tiêu Uyên Minh trở thành hoàng đế, Trần Bá Tiên đã tiến hành tấn công bất ngờ vào Kiến Khang. Vương Tăng Biện bị bất ngờ nên đã để cho Trần Bá Tiên bắt giữ rồi hành quyết. Tiêu Uyên Minh thoái vị, Tiêu Phương Trí lên ngôi, tức Kính Đế.
Dòng 43:
Kính Đế tôn mẫu thân Hạ quý phi làm hoàng thái hậu và phong Vương vương phi làm hoàng hậu. Tuy nhiên, quyền lực thực tế nằm trong tay Trần Bá Tiên.
 
Chiến tranh đã nổ ra ngay sau khi Kính Đế đăng cơ, các tướng trung thành với Vương Tăng Biện như Từ Tự Huy (徐嗣徽), Nhâm Ước (任約), [[Hầu Thiến]] (侯瑱), nữ tế của Vương là [[Đỗ Kham]] (杜龕), và huynh đệ của Vương là Vương Tăng Trí (王僧智), đều nổi dậy chống lại Trần Bá Tiên; Từ Tự Huy và Nhâm Ước tìm kiếm viện trợ của Bắc Tề. Vào mùa đông năm 555, quân Bắc Tề vượt Trường Giang vào lãnh thổ Lương để giúp Từ Tự Huy và Nhâm Ước, song ngay sau đó, liên quân đã lâm vào thế bế tắc ở gần Kiến Khang.
 
Khoảng tết năm 556, Trần Bá Tiên bao vây [[Thạch Đầu thành]] đang do quân Bắc Tề trấn giữ ở gần Kiến Khang, tướng lưu thủ thành là Liễu Đạt Ma (柳達摩) đã cầu hòa. Mặc dù Trần Bá Tiên không ủng hộ hòa bình với Bắc Tề, song do nghe theo ý của hầu hết các hạ thần trong triều, Trấn Bá Tiên đã đồng ý. Trần Bá Tiên cho đưa chất tôn của mình là [[Trần Đàm Lãng]] (陳曇朗), chất tôn của Kính Đế là Vĩnh Gia vương [[Tiêu Trang]], và Vương Dân (王珉)- nhi tử của trọng thần Vương Xung (王沖), đến Bắc Tề làm con tin. Ông cho quân Bắc Tề triệt thoái, Từ Tự Huy và Nhâm Ước cũng đến Bắc Tề. Vào mùa xuân năm 556, Trần Bá Tiên đã giết chết Đỗ Kham. Vương Tăng Trí chạy sang Bắc Tề, và khu vực Kiến Khang phần lớn đã được bình định. Ngay sau đó, [[Hầu Thiến]]- người kiểm soát Giang châu- cũng chịu khuất phục.
Dòng 57:
 
== Tham khảo ==
{{tham khảo|2}}
* ''[[Lương thư]]'', [[:zh:s:梁書/卷06|quyển 6]].
* ''[[Nam sử]]'', [[:zh:s:南史/卷08|quyển 8]].