Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Batik”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
Để có một sản phẩm Batik, người nghệ nhân bắt đầu bằng việc vẽ các họa tiết bằng sáp ong pha trộn với nhiều sắc độ khác nhau. Các họa tiết, hoa văn trên nền vải lúc đầu được vẽ hoàn toàn bằng tay và sử dụng những cây bút gọi là canting<ref>{{chú thích web|title=Yojakarta (Indonesia) – Nơi sản sinh nghệ thuật dệt lụa Batik|url=http://www.dulichhalong.com/camnang/vanhoa/yojakarta-nghe-thuat-det-lua-batik/|accessdate=2013-10-31}}</ref>. Sau này, người ta sử dụng bản khắc (bằng đồng), khuôn in và các công cụ khác để phủ sáp ong thành những hình đã định trước. Tuy nhiên, phương pháp vẽ bằng tay vẫn được sử dụng phổ biến vì nó mang phong cách riêng của mỗi nghệ nhân.
 
Kết thúc công đoạn nhuộm, vải đã vẽ hoa văn sẽ được hong khô. Tiếp theo, người ta nhúng chất dung môi để hòa tan hết sáp, hoặc dùng bàn là để là gián tiếp qua giấy báo hoặc khăn giấy để thu sáp. Khi không còn sáp, nền vải sẽ hiện ra những gam màu và dòng hoa văn đặc trưng của nghệ thuật Batik.<ref>{{chú thích web|author=Vân Ngọc|title=Batick - Từ một nghề thủ công truyền thống đến biểu tượng văn hóa quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại|url=http://www.dch.gov.vn/Upload/files/Batik%20tu%20mot%20nghe%20thu%20cong%20truyen%20thong%20den%20bieu%20tuong%20van%20hoa%20quoc%20gia%20va%20di%20san%20van%20hoa%20phi%20vat%20the%20dai%20dien%20cua%20nhan%20loai.pdf|accessdate=2013-10-31}}</ref>.
 
==Sử dụng==
Ở Indonesia, nghệ thuật Batik được sử dụng cho quần áo bình thường với những hoa văn trang trí đơn giản. Những hoa văn phức tạp, nhiều đường uốn lượn là kiểu Batik dành riêng tầng lớp quý tộc hay trang phục mặc vào những dịp đặc biệt như ngày cưới hay lễ tết.