Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thập tự chinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n →‎Dấu ấn của Thập tự chinh: fix, replaced: ca sỹ → ca sĩ (2)
Dòng 76:
 
== Dấu ấn của Thập tự chinh ==
Hai lực lượng chính đối đầu nhau trong những cuộc thập tự chinh là những người [[Kitô giáo]] và [[Hồi giáo]] có quan điểm đánh giá rất khác nhau về những cuộc Thập tự chinh. Đối với [[phương Tây]], Thập tự chinh là những cuộc viễn chinh mạo hiểm nhưng anh hùng, những người tham gia thập tự chinh, dù rất nhiều trong số họ đã bỏ mình nơi chiến địa được xem là tiêu biểu cho sự dũng cảm và tinh thần hiệp sỹ. [[Richard tim Sư tử]] được xem là vị vua ''đắc thủ tất cả những đức tính của một hiệp sỹ kiểu mẫu - gan dạ, thiện chiến, phong độ uy nghi, ngay cả sự nhạy bén để soạn những bài ca trữ tình của giới ca sỹ hát rong.<ref>Mortimer Chambers,...; Tr.348.</ref>. Louis IX, vị vua đã băng hà trong cuộc Thập tự chinh ở [[Tunisia]], với đức tính ngoan đạo, khổ hạnh cũng như công lý mà ông đem lại cho nền quân chủ [[Pháp]] ''thậm chí trong suốt cuộc đời mình, vua Louis đã được xem là bậc thánh.<ref>Mortimer Chambers,...; Tr.354.</ref>. ''Cao lớn, đẹp trai, lịch thiệp và quả cảm, vua Friedrich I Barbarossa, cũng giống như vị vua trước đó là [[Charlemagne]], đã giành được vị trí lâu dài trong ký ức và huyền thoại của thần dân.''<ref>Mortimer Chambers,...; Tr.357.</ref>. Godfrey xứ [[Bouillon]], với chiến công cùng với một nhóm hiệp sỹ của mình là những người đầu tiên vượt qua tường thành để xâm nhập [[Jerusalem]] và chiếm lại [[Đất Thánh]] trong cuộc vây hãm ở [[Cuộc thập tự chinh thứ nhất|Thập tự chinh thứ nhất]] đã trở thành huyền thoại. Ông được người [[châu Âu]] thời ấy xếp vào một trong số ''Chín biểu tượng của tinh thần hiệp sỹ'' trong mọi thời đại, được ca ngợi trong những bản trường ca, một thể loại vốn phổ biến ở [[Pháp]] thời trung cổ. Cuộc tấn công [[Antioch]] cũng là chủ đề của bản ''Trường ca Antioch'' dài hơn 9.000 câu thơ. Những bài hát của ca sỹ hát rong ở khắp [[châu Âu]] ca ngợi những thủ lĩnh, những hiệp sỹ thập tự chinh và những mối tình lãng mạn của họ.
 
Dấu ấn lịch sử của Thập tự chinh trong thế giới [[Hồi giáo]] không đậm nét bằng ở [[phương Tây]] mặc dù những vị vua [[Hồi giáo]] chống lại người [[Kitô giáo]] như [[Nur ad-Din]],...đặc biệt là [[Ṣalāḥ ad-Dīn|Saladin]] cũng rất được ngưỡng mộ và kính trọng. Đối với người [[Hồi giáo]], Thập tự chinh là những sự kiện đầy tàn bạo và dã man và những cuộc chiến đấu của họ chống lại ''Thập tự quân'' được gọi là ''Thánh chiến''.