Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cây gạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
 
Hoa của loài cây này là hoa biểu trưng cho [[Quảng Châu]] và [[Cao Hùng]] (Đài Loan).
 
==Các bài thuốc==
 
Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều bộ phận của cây Gạo được dùng làm thuốc, thông dụng nhất là Vỏ cây, Hoa và Rễ cây gạo. Người ta hái những bông hoa gạo lành lặn đem phơi trong dâm (âm can) hoặc sấy khô bằng lửa nhỏ cất vào lọ sành, đậy kín để dùng dần. Vỏ Gạo thường dùng tươi, bỏ lớp vỏ thô và gai, lấy lớp vỏ thịt bên trong, rửa sạch, dùng tươi hoặc thái nhỏ, phơi hay sấy khô, dùng dần. Rễ Gạo đào lên, rửa sạch, bỏ lớp vỏ ngoài cùng, bỏ lõi gỗ bên trong, dùng tươi hay phơi sấy khô tùy theo mục đích sử dụng. Trong Tây y, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nước sắc hoa gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ khá mạnh.
 
* Chữa Viêm khí - phế quản
* Chữa ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt
* Chữa ho ra máu (khái huyết)
* Chữa xuất huyết dạ dày (nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen như bã cafê)
* Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng
* Chữa Viêm mào tinh hoàn (tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn sưng to, mọng nước, đau nhức khó chịu, sinh hoạt khó khăn, có thể sốt nhẹ…)
* Chữa Bong gân
* Chữa Gãy xương
* Chữa viêm nhiễm cấp đường tiêu hóa (viêm Dạ dày – Tá tràng, viêm Ruột, Lỵ trực khuẩn, tiêu chảy hoặc đại tiện ra máu mũi…)
* Chữa sưng đau vú, tắc tia sữa sau khi sinh
* Chữa viêm khớp, đau đầu gối mạn tính, đau lưng mạn tính
* Chữa tiểu tiện không thông, đái buốt, đái dắt
* Chữa chấn thương, đụng giập, sưng nề
* Chữa ngứa vùng hậu môn, sinh dục
* Chữa trĩ
* Chữa mụn nhọt sưng tấy
* Chữa thiếu sữa
* Chữa Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, thiếu máu
 
==Thành ngữ==