Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Milan Kundera”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n →‎Sự nghiệp sáng tác: sửa chính tả, replaced: người Mĩ → người Mỹ using AWB
Dòng 13:
Trong ''Žert'' (Lời đùa cợt - 1967), tiểu thuyết đầu tay, Kundera mang đến một cái nhìn châm biếm về tính chất [[chủ nghĩa toàn trị|toàn trị]] của [[chủ nghĩa cộng sản]]. Và cũng bởi những phê phán của ông đối với chế độ Xô Viết và sự xâm lăng đất nước ông của họ năm 1968, Kundera đã bị đưa vào sổ đen và tác phẩm bị cấm lưu hành chỉ một thời gian ngắn sau khi Liên Xô chiếm đóng Tiệp Khắc. Năm 1975, Kundera di tản sang Pháp, sau đó ông viết ''[[Kniha smíchu a zapomnění]]'' (Sách cười và lãng quên - 1979), cuốn tiểu thuyết mô tả những công dân Séc đối phó với chế độ Xô Viết bằng nhiều cách khác nhau. Cuốn sách là sự kết hợp khác lạ của tiểu thuyết, các truyện ngắn và những suy tư tán rộng của tác giả. Đó là tác phẩm thiết lập thời kỳ hậu lưu vong của tác giả.
 
Năm 1984, ông xuất bản ''Nesnesitelná lehkost bytí'' (bản dịch [[tiếng Việt]]: ''[[Đời nhẹ khôn kham]]''), tác phẩm nổi tiếng nhất. Ở tiểu thuyết này tác giả suy tư về sự mong manh của kiếp người, ai cũng chỉ sống cuộc đời mình một lần duy nhất và cũng có thể là đã chẳng sống tí nào. Ở đây không có chỗ cho sự lặp lại, kinh nghiệm, thử nghiệm và sai lầm. Năm 1988, đạo diễn người Mỹ [[Philip Kaufman]] làm bộ phim cùng tên với kịch bản chuyển thể từ tác phẩm này, bộ phim này (''[[The Unbearable Lightness of Being]]'') không mấy thành công. Kundera cực kỳ thất vọng về bộ phim và sau đó ông không cho phép chuyển thể bất kỳ tiểu thuyết nào của ông nữa{{cần dẫn chứng}}. Năm 1990, Kundera xuất bản ''[[Nesmrtelnost]]'' (Sự bất tử), đây là tiểu thuyết cuối cùng ông viết bằng [[tiếng Séc]], mang tinh thần thế giới và suy tư triết học dày đặc (và ít tính chính trị) hơn các tác phẩm khác. Đây cũng được xem là tác phẩm đánh dấu giai đoạn cuối cùng trong hành trình sáng tạo của tác giả.
 
Kundera luôn nhấn mạnh con người tác giả của mình với tư cách là một nhà tiểu thuyết, không phải là nhà văn phản kháng hay nhà hoạt động chính trị. Bình luận chính trị đã dần biến mất trong tác phẩm của ông (đặc biệt từ ''Sách cười và lãng quên''). Phong cách tiểu thuyết của Kundera chủ yếu ảnh hưởng bởi các tiểu thuyết của [[Robert Musil]] và văn xuôi của [[Friedrich Nietzsche]]. Nguồn cảm hứng của Kundera không chỉ đến từ [[phục Hưng|thời kỳ Phục hưng]] với [[François Rabelais]] và [[Giovanni Boccaccio]], mà còn cả từ [[Laurence Sterne]], [[Henry Fielding]], [[Denis Diderot]], [[Robert Musil]], [[Witold Gombrowicz]], [[Hermann Broch]], [[Franz Kafka]] và [[Martin Heidegger]]. Ông còn tán rộng suy tư nhiều về chủ đề âm nhạc, phân tích dân ca Séc, trích dẫn từ [[Béla Bartók]] đến [[Leoš Janáček]]. Theo hướng này, xa hơn nữa, Kundera còn trích cả nốt nhạc xen giữa văn bản tiểu thuyết (ví dụ trong ''Lời đùa cợt''), hoặc tranh luận về [[Arnold Schoenberg]] và [[hệ 12 âm]].