Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Kính Điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
Năm [[1570]], tổng chỉ huy bên Lê là [[Trịnh Kiểm]] chết, hai con là [[Trịnh Cối]] và [[Trịnh Tùng]] tranh ngôi. Mạc Kính Điển thừa cơ mang đại quân vào đánh Thanh Hoá. Trịnh Cối bị kẹp giữa hai bên địch quân phải hàng Mạc. Kính Điển thúc quân đánh nhiều tháng nhưng cuối cùng không thắng được quân Trịnh Tùng. Nhờ Trịnh Tùng là người thay thế xứng đáng của Trịnh Kiểm nên [[nhà Lê sơ|nhà Lê]] vẫn duy trì được thế cân bằng với nhà Mạc.
 
Nhà Lê tuy đứng vững nhưng chỉ chủ yếu trên địa bàn Thanh Hóa. Mạc Kính Điển nhiều lần đánh [[Thanh Hóa]] không thắng nhưng khi đốc suất thủy quân vào đánh [[Nghệ An]], nhờ sức tướng Nguyễn Quyện và hoàng Quận Công - Mạc Đăng Lượng, lần nào cũng thắng. [[Đại Việt sử ký toàn thư]] ghi nhận: "Dân Nghệ An sợ thế ''giặc'' (Mạc) đã lâu, quan quân (nhà Lê) xa cách không thể cứu ứng được, phần nhiều hàng họ Mạc". Từ [[sông Lam]] vào Nam lại theo [[nhà Mạc]]. Sau đó phía nam nhà Mạc bị mất nốt [[Thuận Hóa|Thuận Hoá]], [[Quảng Nam]] vì xa cách nên không thể cứu ứng, tướng Mạc Lập Bạo gặp phải địch thủ lớn là [[Nguyễn Hoàng]] bị thua trận chết. Mặc dù Nguyễn Quyện - Hoàng Quận công( Mạc Đăng Lương} đánh thắng quân Lê nhiều lần ở Nghệ An nhưng vì địa thế cách trở, xa Đông Kinh ở [[Bắc Bộ Việt Nam|Bắc Bộ]] không tiếp ứng được nên cuối cùng quân chủ lực của Mạc lại phải rút đi, quân Mạc lại yếu thế trước quân Trịnh. Lê Trịnh được yên phía nam nhờ sức của Nguyễn Hoàng. Nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Hà.
 
Những năm sau đó Mạc Kính Điển tiếp tục vào đánh Thanh Hóa vài lần nhưng vẫn không đánh bại được quân Lê-Trịnh.