Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Duẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xóa đoạn này vì nguồn không có, nguồn dẫn đến 1 trang không liên quan
LunarX (thảo luận | đóng góp)
ko nguồn
Dòng 149:
Giáo sư Trần Phương có thuật lại: "''Tôi nhớ có lần, vào một buổi sáng, khi nhóm trợ lý chúng tôi đang họp, anh Ba đi vào “quẳng” xuống bàn chúng tôi một tờ báo và nói: “Các anh đọc đi!”. Rồi anh nhếch mép cười, đi ra... Chúng tôi cầm tờ báo lên: Trên trang nhất là một bài dài phê phán anh [[Kim Ngọc]] và quan điểm khoán hộ của anh. Có lần, tôi hỏi Anh: “Tại sao Anh không công khai phản bác lại quan điểm bảo thủ của bài báo...”. Anh nói: “Quan trọng nhất là phải giữ sự đoàn kết trong Đảng...''”. Ông Trần Phương cũng cho rằng: "''Ai đó đã nói rằng anh Ba không bảo vệ được Kim Ngọc là không đúng. Sau bài báo đó, [[Kim Ngọc]] vẫn là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú''.".<ref name="vneconomy1">{{chú thích web|url=http://vneconomy.vn/Print.aspx?NewsID=71040 |title=VnEconomy - Business & financial news - Tin tức kinh doanh & tài chính |publisher=Vneconomy.vn |date=2009-12-06 |accessdate=2010-09-25}}</ref>. Theo những người trợ lý thân cận nhất của ông kể lại thì thái độ của ông đối với khoán ở Vĩnh Phúc (1966-1968) khác với nhiều người lúc đó. Nhưng ông chưa kịp can thiệp thì đã có lệnh đình chỉ, mà đã có lệnh rồi thì không thể đảo ngược lại được. Ông Đậu Ngọc Xuân là trợ lý của ông kể lại: ''Khi khoán Vĩnh Phúc đã bị đình chỉ, ông chỉ còn biết lên thăm Kim Ngọc và bày tỏ sự đồng tình với những tìm tòi của Kim Ngọc, an ủi về việc những sáng kiến quá mới như thế thường không dễ đi ngay vào cuộc sống''...<ref>{{chú thích web|url=http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/le-duan-qua-mot-tai-lieu-moi-tim-111uoc/ |title=Lê Duẩn qua một tài liệu mới tìm được — Dien Dan Forum |language={{vi icon}} |publisher=Diendan.org |date= |accessdate=2010-09-25}}</ref>
 
Theo lời của Trần Phương, Lê Duẩn từng nói với ông: "''Cầm quyền mà không lo nổi cho dân một bộ quần áo thì cầm quyền là nghĩa thế nào? Anh muốn làm gì thì làm nhưng phải lo đủ cho người dân một bộ quần áo... Tôi vẫn nhớ, có lần trong những năm 60, trong một cuộc họp ở Đồ Sơn, Anh đã nổi nóng với Chính phủ: “Chúng ta cầm quyền mà không lo nổi rau muống và nước lã cho dân thì nên từ chức đi...”. Anh Tô ([[Phạm Văn Đồng]]) không nói một lời. Tôi rất thông cảm với Anh về cái khó của Chính phủ. Muốn có rau muống thì phải có gạo. Muốn có nước lã (nước máy) thì phải có ngoại tệ. Cả hai thứ đó, Chính phủ đều gặp khó khăn''".<ref name="vneconomy1"/>. Theo phân tích trái chiều trong Đảng, việc bộ máy chính quyền yếu kém thời điểm ông Duẫn lãnh đạo có phần lỗi lớn ở ông. Ông đã kìm kẹp, chèn ép, trù dập các cá nhân có khuynh hướng đổi mới, "dám cầm đèn chạy trước ô tô". Vì theo ông, những cá nhân đó có tư tưởng "chủ nghĩa xét lại" - cái chủ nghĩa mà ông đã vin vào đó để triệt hạ các đồng chí có tài năng trong Đảng, làm cho đất nước ta tụt hậu một thời gian rất dài.
 
===Từ bên ngoài===