Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
LunarX (thảo luận | đóng góp)
LunarX (thảo luận | đóng góp)
Dòng 211:
* Quân giải phóng bao gồm lực lượng ngoài Bắc vào và lực lượng được tuyển mộ tại chỗ do Trung ương Cục nhận chỉ đạo từ Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam điều khiển. Bên cạnh một ban lãnh đạo song song làm "vỏ bọc" còn có các thành viên Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam giữ vị trí chỉ huy quan trọng nhất trong quân đội, và giám sát hoạt động tất cả các nhóm khác đến cấp thôn, bản. Về phía cách mạng, Quân giải phóng được định nghĩa khác. Trong giai đoạn đầu Miền Bắc phủ nhận can thiệp quân sự ở miền Nam, nên các chỉ thị TW đảng mang tính bí mật cao. Sau này khi chiến tranh leo thang, Quân đội ngoài Bắc vào ngày càng nhiều thì Miền Bắc công khai quyền quân sự, trong sự phối hợp với Bộ tư lệnh của quân giải phóng. Để tạo Mặt trận một vị thế độc lập tương đối, nên phía cách mạng đôi khi cũng tạo một sự phân biệt nhất định giữa "quân đội nhân dân" và "quân giải phóng" (dù nhiều đơn vị có cả người bắc và nam) nhưng điều này không có ý nghĩa vào giai doạn cuối của chiến tranh. Cụ thể thành lập các quân đoàn, bao gồm cả lực lượng ngoài bắc và tuyển mộ tại chỗ. Đến giai đoạn này sự phân biệt Quân Giải phóng và Quân đội Nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có ý nghĩa nữa. Và sau 30/4/1975 trên thực tế không có một sự hợp nhất chính thức nào về quân đội cả, vì bản chất của nó là một.
 
Đảng Lao động Việt Nam chia chiến trường miền Nam thành 5 khu vực B-5 - Quảng Trị (giáp vĩ tuyến 17), B4- Trị Thiên, B3 - Tây Nguyên, B1 - Khu V, B2 - Nam Bộ (từ cực Nam của Nam Trung bộ và Tây Nguyên vào - tương ứng từ Quảng Đức, Tuyên Đức và Ninh Thuận, gồm Khu VI, VII, VIII, IX, X, Sài Gòn - Gia Định), có sự thay đổi ranh giới và phân chia theo thời gian. Về hình thức Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng chỉ huy toàn bộ quân Giải phóng trên toàn miền Nam. Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Hà Nội giám sát tất cả nhưng trực tiếp phụ trách các khu Quảng Trị, Trị Thiên, Khu V và Tây Nguyên. Về mặt đảngchính trị, phân vùng có khác, Khu ủy Trị Thiên và Khu ủy Khu V (địa bàn rộng hơn Khu V về quân sự) nhận chỉ thị trực tiếp từ Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chứ không phải từ Trung ương Cục miền Nam. Tại mỗi Khu, Khu ủy thực hiện chỉ đạo đối với lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn Khu. Ban Thống nhất thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam điều phối các vấn đề phức tạp.
 
Theo nhận định của Mỹ, Trung ương Cục miền Nam có vai trò nổi bật trong việc giám sát lực lượng vũ trang tại Nam Bộ (B2). Trên danh nghĩa, Quân Giải phóng là một phần của một phong trào dân tộc giải phóng. Theo nhận định của Mỹ, trong thực tế nó đã được kiểm soát bởi Trung Ương Cục Miền Nam, mà lần lượt được kiểm soát bởi Đảng Lao động. Quân đội Nhân dân Việt Nam khi vào các địa bàn này cũng chịu sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền.