Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Cứ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
n sửa khoảng trắng trước dấu chấm, phẩy, replaced: , → ,, . → . (3) using AWB
Dòng 19:
== Thân thế và thuở thiếu thời ==
 
Tuy là con trai trưởng của Hán Vũ Đế nhưng Lưu Cứ chào đời tương đối muộn vào năm 128 TCN khi vua cha đã 29 tuổi<ref>Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, ''Kể chuyện Tần Hán'', mục Lệ thái tử Lưu Cứ</ref> và sau khi [[Vệ Tử Phu]] lên làm hoàng hậu một năm. Trước khi sinh Lưu Cứ, Vệ hoàng hậu cũng đã hạ sinh được ba vị công chúa là Vệ Trưởng, Thạch Ấp và Chư Ấp. Sang năm [[122 TCN]], Vũ Đế chính thức lập ông làm thái tử<ref name="zh.wikipedia.org">{{chú thích web|author=Ban Cố|title=Hán thư, quyển 63|url=http://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E6%BC%A2%E6%9B%B8/%E5%8D%B7063}}</ref> .
 
Với vai trò người kế vị, từ năm 113 TCN Lưu Cứ bắt đầu tham gia vào các công việc triều chính và đôi khi nắm quyền nhiếp chính khi Vũ Đế không có mặt trong triều. Sử sách ghi nhận Thái tử Lưu Cứ tính tình ôn hòa, thương dân và thiếu tài trị nước, trái hẳn với cha mình, nên thường sinh ra mâu thuẫn. Ông thường khuyên can vua cha nên bớt gây chiến tranh với các nước khác nhưng Vũ Đế thường không hài lòng. Cùng với đó Vệ hoàng hậu nhan sắc ngày một kém và các phu nhân liên tiếp hạ sinh hoàng tử nên địa vị của mẹ con Lưu Cứ cũng giảm sút, không còn được sủng ái như trước nữa.
Dòng 27:
Năm [[113 TCN]], Lưu Cứ thành hôn với Sử Lương Đệ. Năm đó ông 16 tuổi. Sau này Sử Lương Đệ hạ sinh hoàng tôn Lưu Tiến cùng hai người con trai khác và một người con gái.
 
Do không được vua cha coi trọng nên thái tử và Vệ hoàng hậu phải dựa cậy rất nhiều vào thế lực của Đại tướng quân [[Vệ Thanh]] (em trai của Vệ hậu). Tuy nhiên sang năm [[106 TCN]], Vệ Thanh lâm bệnh mất<ref>{{chú thích web|author=Ban Cố|title=Hán thư, quyển 55|url=http://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E6%BC%A2%E6%9B%B8/%E5%8D%B7055}}</ref><ref>{{chú thích web|author=Tư Mã Thiên|title=Sử kí, quyển 111|url=http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%E5%8D%B7111}}</ref> , thái tử Lưu Cứ mất đi một chỗ dựa vững chắc. Từ đó ông bị các quan đại thần khác thù ghét và tìm cớ hãm hại.
 
== Bị ép làm loạn ==
Dòng 33:
Về cuối đời, [[Hán Vũ Đế]] trở nên mê tín và sợ chết, nhiều lần cất công tìm thuốc trường sinh nhưng không thành, còn trong triều, thế lực ngoại thích của các vị phu nhân khác ngày một lớn, trực tiếp đe dọa đến ngôi vị của mẹ con Lưu Cứ.
 
Năm 92 TCN, vợ của thừa tướng Công Tôn Hạ sử dụng thuật vu cổ bị phát giác, cả nhà [[Công Tôn Hạ]] bị giết hại<ref>{{chú thích web|author=Ban Cố|title=Hán thư, quyển 66|url=http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%BC%A2%E6%9B%B8/%E5%8D%B7066}}</ref> . Từ lúc đó Vũ Đế lại trở nên đa nghi và sợ chuyện bùa yểm làm hại mình, do đó quyết định mở rộng việc điều tra này. Sau đó những thành viên trong thân tộc họ Lưu cũng bị liên lụy, trong đó có Dương Thạch và Chư Ấp công chúa là con của Vệ Hoàng hậu. Vũ Đế lại cử tên gian thần độc ác là [[Giang Sung]] và Án Đạo hầu [[Hàn Thuyết]] tiếp tục điều tra. [[Giang Sung]] vốn không ưa thái tử Lưu Cứ bèn chớp lấy cơ hội đó hãm hại ông, phao tin có cổ khí trong cung. Tháng 7 năm 91 TCN, Giang Sung tìm đến cung của Vệ hậu và thái tử Lưu Cứ, rao lên rằng có bùa yểm<ref>{{chú thích web|author=Ban Cố|title=Hán thư, quyển 45|url=http://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E6%BC%A2%E6%9B%B8/%E5%8D%B7045}}</ref>. Tiếc thay Hán Vũ Đế tuổi già lại đa nghi nên tin là thật, bèn tin là thật. Trước tình hình đó, thái tử Lưu Cứ hỏi ý kiến của thiếu phó Thạch Đức và sau cùng nghe theo lời ông ta, quyết định làm binh biến để trị tội tên nghịch thần Giang Sung.
 
Mấy ngày sau, Lưu Cứ sai người giả mạo sứ vua đến chỗ của [[Giang Sung]], ra lệnh bắt hắn ta. Trợ thủ của hắn là [[Hàn Thuyết]] nghi ngờ sứ giả và không nhận chiếu, liền bị người của Lưu Cứ giết chết tại chỗ. Sau đó ông đem việc này tâu với Vệ hoàng hậu, rồi phát vũ khí cho các thị vệ, kể tội Giang Sung mưu phản với các quan đại thần, bắt giết hắn ta.
Dòng 39:
== Binh bại thân vong ==
 
Sau khi giết Giang Sung, Lưu Cứ lập tức mang quân chiếm cứ các vị trí trọng yếu trong kinh thành Tràng An. [[Hán Vũ Đế]] đang dưỡng bệnh, nghe trợ thủ của Giang Sung là [[Tô Văn]] gièm pha, tin là thái tử làm loạn bèn sai thừa tướng [[Lưu Khuất Mạo]] đem quân bắt thái tử<ref name="zh.wikipedia.org"/>. Quân của Lưu Cứ giao tranh với quân triều đình. Để đối phó, Lưu Cứ tập hợp 10 vạn quân ra chống. Sau năm ngày giao tranh, cuối cùng Lưu Cứ thua trận, quân cũng tan tác gần hết. Người trong thành Trường an nghe tin thái tử mưu phản, không hiểu được oan tình của ông nên không ủng hộ. Lưu Cứ thân cô thế cô đành chạy khỏi Trường An<ref>{{chú thích web|title=Tư trị thông giám, quyển 22|url=http://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7022}}</ref> . Sau đó, Hoàng hậu [[Vệ Tử Phu]] bị buộc phải tự vẫn, hai vị hoàng tôn con ông bị giết, các tân khách của Lưu Cứ cũng bị diệt gần hết.
 
Lưu Cứ chạy về phía đông vào một nhà nghèo ở Hồ Huyện, lánh nạn ở đó. Tuy nhiên chủ hộ ở đó lại thiếu hiểu biết, đối xử với Lưu Cứ theo nghi lễ thái tử nên việc này mau chóng bị phát giác. Lưu Cứ sợ hãi bèn tự sát. Toàn bộ gia đình và con cái của ông đều bị hại, chỉ còn một người cháu nội là Lưu Bệnh (tức [[Hán Tuyên Đế]] về sau) còn sống sót, còn vị chủ hộ tốt bụng dung dưỡng ông cũng bị hại.