Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Đình Phúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tiểu sử và sự nghiệp: sửa khoảng trắng trước dấu chấm, phẩy, replaced: . → . using AWB
Dòng 25:
[[Cách mạng tháng Tám|Cách mạng tháng 8]] thành công, ông đi theo Mặt trận [[Việt Minh]]. Thời kì [[chiến tranh Đông Dương|kháng chiến chống Pháp]], ông có những sáng tác nổi tiếng ''Quân tiên phong'' (bài hát chính thức của Đại đoàn quân tiên phong), ''Chiến sĩ Sông Lô'', ''Bình Ca''. Ông được cử đi tu nghiệp sáng tác tại [[Bulgaria]]. Thời kì [[chiến tranh Việt Nam|kháng chiến chống Mỹ]], ông viết nhiều ca khúc, trong đó có ''Tiếng đàn bầu'' (thơ [[Lữ Giang]]), ''Nhớ anh giải phóng quân'' (với bút danh Nguyễn Thơ), ''Gửi anh đi đầu quân'' (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu – [[1984]]). Ca khúc ''Tiếng đàn bầu'' phổ thơ Lữ Giang là một ca khúc rất nổi tiếng được nghệ sĩ [[Kiều Hưng]] và sau là [[Trọng Tấn]] thể hiện thành công.
 
Ngoài sáng tác ca khúc, Nguyễn Đình Phúc còn sáng tác khí nhạc, nhạc phim. Ông là một trong những nhạc sĩ viết nhạc phim đầu tiên của Việt Nam. Ông đã sáng tác nhạc bộ phim tài liệu đầu tiên là ''[[Nước về Bắc Hưng Hải]]'' và bộ phim truyện đầu tiên ''[[Chung một dòng sông]]'' của điện ảnh cách mạng Việt Nam . Ông còn viết nhạc trong [[phim hoạt hình]] ''Nàng Ngà'' (giải thưởng [[Bông Sen vàng]] của Liên hoan phim Việt Nam) và phim ''Lửa trung tuyến''. Lĩnh vực khí nhạc, ông có những sáng tác [[giao hưởng]] ''Việt Nam trên đường nở hoa'', Giao hưởng số 1, [[Concerto]] cho [[vĩ cầm|violon]], Concerto cho [[cello]], Giao hưởng số 2 cho dàn nhạc dân tộc: ''Không có gì quý hơn độc lập tự do''... Ông là nguyên uỷ viên Ban chấp hành [[Hội Nhạc sĩ Việt Nam]] khoá 3.
 
Nguyễn Đình Phúc còn là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông là một hoạ sĩ chuyên vẽ chân dung các văn nghệ sĩ Việt Nam, ông đã từng vẽ chân dung [[Văn Cao]], [[Nguyễn Tuân]], [[Nguyễn Công Hoan]], [[Nam Cao]], [[Xuân Diệu]], [[Tô Hoài]],[[Vũ Trọng Phụng]]... tổng cộng khoảng 120 bức. Ông đã mở một triển lãm chân dung các văn nghệ sĩ và in một tuyển tập gồm 80 bức tranh (do bà S. Letch, một nhà sưu tập người Mỹ, tài trợ).