Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khoái Triệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Giúp Vũ Thần hàng phục Triệu: sửa khoảng trắng trước dấu chấm, phẩy, replaced: . → . using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}}, {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}}
Dòng 4:
 
==Giúp Vũ Thần hàng phục Triệu==
Theo [[Sử ký Tư Mã Thiên|Sử ký]], Khoái Triệt là người đất Phạm Dương. Ông bắt đầu tham gia chính sự từ cuộc khởi nghĩa Trần Thắng.
 
Năm 209 TCN, [[Trần Thắng]] khởi nghĩa ở làng Đại Trạch, đánh đến đất Trần, tự xưng là Trương Sở vương. Năm 208 TCN, theo ý kiến của [[Trần Dư]], Trần Thắng cử bạn là [[Vũ Thần]] cùng [[Trương Nhĩ]], Trần Dư mang 3000 quân đi bình định nước Triệu.
Dòng 41:
Hàn Tín cho là phải, bèn làm theo kế của ông, vượt qua [[hoàng Hà|sông Hoàng Hà]]. Nước Tề đã nghe lời Lịch Tự Cơ nên giữ Tự Cơ ở lại uống rượu, triệt bỏ các quân đội để phòng ngự quân Hán.
Hàn Tín nhân đó đánh úp quân Tề ở Lịch Hạ, rồi tiến thẳng đến kinh thành Lâm Tri. Vua Tề là Điền Quảng cho rằng Lịch Tự Cơ lừa mình nên nấu Lịch Tự Cơ và trốn đến đất Cao Mật, sai sứ đến nước Sở để cầu cứu.
 
Sau khi đã bình định Lâm Tri, Hàn Tín đuổi Điền Quảng đến phía tây đất Cao Mật. [[Hạng Vũ]] sai Long Thư làm tướng, phao là 20 vạn quân, đem quân đến cứu Tề. Hàn Tín dùng kế đại phá giết Long Thư bên sông Tuy Thủy. Tề vương Điền Quảng chạy trốn. Hàn Tín liền đuổi theo đến đất Thành Dương, bắt bỏ tù tất cả lính Sở.
Dòng 73:
 
Khoái Triệt nói:
:''Lúc thiên hạ mới khởi sự, các anh hùng hào kiệt đều xưng vương, hiệu triệu kẻ sĩ trong thiên hạ như mây họp, sương mù tụ lại, nhan nhản như vẩy cá, tấp nập như lửa bốc, như gió thổi... Lúc bấy giờ, họ chỉ lo nghĩ đến việc tiêu diệt nhà Tần đang suy vong mà thôi. Nay Sở và Hán tranh giành nhau khiến cho gan mật của những người trong thiên hạ phơi dầy đất, cha con bỏ xương ở ngoài đồng nội, kể không sao xiết. Người Sở nổi lên ở Bành Thành, vừa đánh vừa đuổi mãi đến thành Huỳnh Dương, thừa tình thế thuận lợi, cuốn như cuốn chiếu, uy thế vang lừng trong thiên hạ. Tuy vậy, quân của họ bị khốn ở giữa miền đất Kinh, đất Sách, bị núi tây cản trở không sao tiến lên được <ref>Ý nói bị chặn ở ngọn núi phía Tây Thành Cao</ref>, đã ba năm nay rồi. Vua Hán cầm mấy chục vạn quân, giữ đất Củng, đất Lạc, dựa vào núi sông hiểm trở, nhưng một ngày đánh mấy lần vẫn không được chút công lao gì, thua chạy không sao tự cứu, bị đánh bại ở Huỳnh Dương, bị thương ở Thành Cao, sau đó chạy sang giữa miền đất Uyển đất Diệp, có thể nói là người khôn hay người mạnh cũng đều bị khốn <ref>Cả hai đều nguy khốn, người khôn là chỉ Lưu Bang, người mạnh chỉ Hạng Vũ</ref>. Nay nhuệ khí bị nhụt ở trước cửa ải hiểm trở, lương thực ở trong kho lại hết, trăm họ mỏi mệt, hết sức oán giận, nháo nhác không nơi nương tựa. Theo tôi, tình thế này nếu không có kẻ hiền thánh trong thiên hạ thì không sao dẹp nổi tai họa trong thiên hạ. Hiện nay tính mạng của hai vua đều treo ở tay túc hạ. Túc hạ theo Hán thì Hán thắng, theo Sở thì Sở thắng. Tôi xin phơi bày gan ruột, nói rõ lòng thành, trình bày cái kế ngu muội của tôi, chỉ sợ túc hạ không biết dùng. Nếu quả túc hạ nghe theo mưu kế của tôi, thì không gì bằng làm lợi cho cả đôi bên khiến họ đều sống chia ba thiên hạ, đứng theo thế vạc ba chân. Trong tình thế ấy thì cả hai bên không ai dám động binh trước. Túc hạ là người hiền thánh, quân sĩ đông, giữ lấy nước Tề hùng mạnh, bắt nước Yên, nước Triệu theo mình, xuất quân ra miền đất trống ở đằng sau lưng họ mà kiềm chế hậu phương họ<ref> Đây là nói đem quân từ Yên, Triệu xuống phía Nam uy hiếp hậu phương của Lưu Bang và Hạng Vũ. Đó là nơi đất trống vì không có quận đội của hai bên</ref>, thuận theo dân mong muốn quay đầu về hướng tây để cho trăm họ được sống<ref> đem binh về hướng tây khiến cho quân Hán và quân Sở phải thôi không đánh nhau nữa do đó cứu sống được trăm họ</ref> thì thiên hạ thế nào cũng chạy theo như gió thổi, như tiếng vang, còn ai dám không nghe ! Túc hạ cắt đất nước lớn, làm yếu nước mạnh, để lập chư hầu. Sau khi chư hầu đã được lập, thiên hạ lại nghe theo mà cảm tạ ân đức của nước Tề. Túc hạ cứ giữ lấy nước Tề cũ, nắm lấy đất Giao, đất Tứ, lấy đức của mình để vỗ về chư hầu, kín đáo nhún nhường thì các vua trong thiên hạ thế nào cũng kéo nhau đến chầu vua Tề vậy. Tôi được nghe: “Trời cho mà không lấy, thì sẽ mang lấy tội, thời cơ đến mà không theo thì sẽ mang lấy họa", xin túc hạ suy nghĩ cho kỹ.''
 
===''Oai lấn chủ thì nguy''===
Hàn Tín áy náy, trả lời ông:
:''Vua Hán đối đãi tôi rất hậu, lấy xe của mình để cho tôi đi, lấy áo của mình để cho tôi mặc, lấy cơm của mình để cho tôi ăn. Tôi nghe nói “đi xe người ta thì lo điều lo của người ta, mặc áo của người ta thì mang điều lo nghĩ của người ta, ăn cơm người ta thì chết cho công việc của người ta”. Tôi lẽ nào lại chạy theo lợi mà quên nghĩa?''
 
Khoái Triệt nói:
Dòng 94:
 
==Cãi vua Hán==
[[Hàn Tín]] không theo lời Khoái Triệt, không nỡ phản [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]] mà mang quân giúp Lưu Bang đánh bại [[Hạng Vũ]] ở Cai Hạ, tiêu diệt Tây Sở.
 
Quả nhiên như lời ông và Vũ Thiệp, sau khi diệt được Sở lên làm hoàng đế, Lưu Bang bắt đầu tính chuyện trừ khử Hàn Tín để loại trừ mối lo. Đầu tiên cải phong Hàn Tín từ Tề vương sang làm Sở vương. Sau đó lại vô cớ bắt Hàn Tín mang về kinh đô [[Tràng An]], giáng làm Hoài Âm hầu.
Dòng 159:
 
==Chú thích==
{{tham khảo|2}}
<references />
 
==Xem thêm==