Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạnh Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (17) using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: . → . (2)
Dòng 31:
'''Mạnh Tử''' ([[chữ Hán]]: 孟子; bính âm: Mèng Zǐ ; 372–289 trước [[công Nguyên|công nguyên]]; có một số tài liệu khác ghi là: 385–303 hoặc 302 TCN) là nhà triết học [[Trung Quốc]] và là người tiếp nối [[Khổng Tử]].
 
Mạnh Tử, tên là '''Mạnh Kha''', tự là '''Tử Dư''', sinh vào đời vua Liệt Vương, [[nhà Chu]], quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố [[Trâu Thành]], tỉnh [[Sơn Đông]], Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của [[Ngũ Tử Tư|Tử Tư]], tức là [[Khổng Cấp]], cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng [[Nho giáo|Khổng giáo]]. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời chiến quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia...(thời kỳ bách gia tranh minh)và cũng là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc chiến tranh liên miên, dân tình vô cùng khổ sở . Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ông vua như Khổng Tử, ông chủ trương ''dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh'', ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi ''nhân chi sơ bản tính thiện'', tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng ''nhân chi sơ bản tính ác''. Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị". Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như [[Tề Tuyên vương|Tề Tuyên Vương]] (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).
== Tư tưởng ==
Mạnh Tử đề xuất tư tưởng người quân tử phải có "Hạo nhiên chính khí", cần "Lấy Đức thu phục người khác", "Người nhân
Dòng 44:
 
== Khái niệm chủ yếu ==
# "Nhân tâm nhất tân" (Lòng của người, một mới) - Mạnh Tử viết: ''Nhân, nhân tâm dã; nghĩa, nhân lộ dã'' ([[s:zh:明儒學案/諸儒學案中二|仁人心也]]、義人路也), nghĩa là 'Nhân' (yêu người), ấy là lòng của người; 'nghĩa' (lẽ phải chăng) ấy là đường để làm người .
# "Vương đạo lạc thổ" (Đường vua, đất vui) - Mạnh Tử viết: ''Dưỡng sinh táng tử vô hám, vương đạo chi thủy dã'' (養生喪死無憾、[[s:zh: 孟子/梁惠王上|王道之始]]也), nghĩa là "Nuôi sự sống, mất sự chết, đừng tiếc, ấy là bắt đầu của Vương đạo".
# "Quân tử tam lạc" (Quân tử, ba vui) - Mạnh Tử viết trong sách "Tận Tâm - Thượng ([[Wikisource:zh:孟子/盡心上|盡心上]])": ''Phụ mẫu câu tồn, huynh đệ vô cố, nhất lạc dã. Ngưỡng bất quý ư thiên, phủ bất tạc ư nhân, nhị lạc dã. Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo dục chi, tam lạc dã'' (父母俱存、兄弟無故、一樂也。 仰不愧於天、俯不怍於人、二樂也。 得天下英才而教育之、[[Wikisource:zh:孟子/盡心上|三樂也]]), nghĩa là "Cha mẹ đều còn, anh em không bị gì, ấy là vui thứ nhất. Ngửa mặt lên trời mà không hổ, cúi đầu đối với người mà không thẹn, ấy là vui thứ nhì. Được và dạy anh tài trong thiên hạ, ấy là vui thứ ba".