Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điền Đan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Tuananhmobi (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}}, {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}}
Dòng 6:
Trước đây, Tề Mẫn Vương nhân nước Yên có loạn Tử Chi <ref>Vua Yên là Khoái nhường ngôi cho tướng quốc Tử Chi, dân yên không phục Tử Chi nổi dậy làm loạn. Tề Mẫn Vương nhân Yên có loạn mang quân đánh Yên, giết Tử Chi và Khoái. Con Yên vương Khoái là Bình được lập làm Yên Chiêu Vương, kháng chiến chống Tề. Sau 1 năm quân Tề phải rút lui</ref>, năm 315 TCN sai Khuông Chương mang quân sang định diệt Yên. Dù cuối cùng không bị diệt nhưng nước Yên bị tàn phá nặng nề.
 
Vua Yên mới là Chiêu Vương nuôi chí phục thù. Sau một thời gian dài chuẩn bị lực lượng và liên kết với các chư hầu, năm 285 TCN, Yên Chiêu Vương sai [[Nhạc Nghị]] làm đại tướng, liên minh với Tần, Triệu, Nguỵ, Hàn đồng loạt đánh phá nước Tề. Quân Tề không chống nổi liên quân 5 nước, vua Tề Mẫn Vương trốn chạy, rút về giữ thành Cử. Quân Yên thừa thế ruổi dài đuổi đánh, lần lượt đi bình định nước Tề.
 
Khi đó Điền Đan bỏ chạy vào thành An Bình, ông sai họ hàng cưa tất cả hai dầu trục xe, lấy sắt lắp vào để làm trục để phòng xa khi chạy loạn.
 
Quân Yên tấn công An Bình. Thành vỡ, người Tề bỏ chạy, tranh nhau đường, đầu trục xe gãy, xe đổ nên bị quân Yên bắt làm tù binh. Chỉ có họ hàng nhà Điền Đan nhờ có đầu trục xe bịt sắt cho nên trốn thoát, đi về hướng Đông giữ đất Tức Mặc. Quân Yên chiêu hàng tất cả 70 thành của nước Tề, chỉ còn Cử và Tức Mặc là chưa bị hạ.
Dòng 19:
==Đại phá quân Yên==
===Kế ly gián===
Tề Mẫn Vương bị giết, người thành Cử đi tìm người con của Mẫn Vương, bắt gặp công tử Pháp Chương đang làm người tưới vườn ở tại nhà quan thái sử tên là Hiệu, bèn lập làm Tề vương mới, tức là Tề Tương vương.
 
Người thành Cử theo mệnh lệnh của Pháp Chương đồng lòng đánh vào dinh quân Sở giết chết Trác Xỉ, lại nghe tin Điền Đan đang giữ vững thành Tức Mặc nên kiên trì chống Yên.
 
Nhạc Nghị vây hai thành cuối cùng của nước Tề lâu ngày không hạ được. Năm 279 TCN, Yên Chiêu Vương chết, con là Huệ Vương lên ngôi.
 
Yên Huệ vương có hiềm khích với Nhạc Nghị. Điền Đan nghe tin ấy bèn tung phản gián vào nước Yên, phao tin rằng:
Dòng 34:
===Kích động lòng người===
Điền Đan bèn sai người ở trong thành, khi ăn thì phải cúng tổ tiên ở ngoài sân. Chim chóc ở ngoài đều bay vào thành lượn xuống ăn. Nước Yên cho là quái lạ. Nhân đó, Điền Đan lại phao tin rằng:
:''Có thần đến dạy bảo ta''
 
Rồi ông nói với người dân trong thành:
Dòng 44:
:''Tôi nói dối ông đấy, tôi thật không có tài cán gì!''
 
Điền Đan biết vậy nhưng để kích động tinh thần quân sĩ trong thành, ông nhất định để người lính đó ở vị trí quân sử và thờ ông ta làm thầy, mỗi khi ra hiệu lệnh đều gọi là “thần sư”.
 
Sau đó, Điền Đan lại phao lên rằng:
Dòng 55:
 
===Thả trâu lửa phá địch===
Điền Đan nhiều lần bày mưu phản gián và kích động quân dân, biết quân sĩ đã dùng được, bèn chuẩn bị đánh trận. Ông thân hành mang bai, thuổng, cùng sĩ tốt phân công, biên tên cả vợ và nàng hầu vào quân đội, phân tán tất cả thức ăn thức uống để nuôi quân sĩ.
 
Điền Đan sai tất cả quân sĩ mang áo giáp nấp một nơi, còn người già yếu, đàn bà con gái đều lên thành cho sứ sang trại quân Yên, giao ước với Kỵ Kiếp sẽ đầu hàng Yên. Kỵ Kiếp mừng rỡ, ngỡ là Tức Mặc sắp hàng nên không lo phòng bị.
Dòng 70:
Quân của Điền Đan mỗi ngày một nhiều, thừa thắng đuổi theo. Quân Yên ngày càng thua lớn, bỏ chạy. Cuối cùng, quân Yên rút về trên sông Hoàng Hà, hơn bảy mươi thành của Tề đều trở về nước Tề như cũ. Điền Đan bèn đón Tề Tương Vương ở thành Cử vào thành Lâm Tri để cai trị. Tương Vương phong Điền Đan làm An Bình Quân.
 
Về sau, Điền Đan trở thành tướng quốc nước Tề. Theo [[Chiến Quốc Sách]], ông còn ra quân đánh quân nước Địch phía bắc, giữ yên bờ cõi nước Tề.
 
==Chú thích==
{{tham khảo|2}}
<references />
 
==Xem thêm==