Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thư pháp Trung Hoa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: . → .
Dòng 2:
'''Thư pháp Trung Hoa''' là phép viết chữ của người [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]] được nâng lên thành một nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước lân cận như [[Nhật Bản]], [[Hàn Quốc]], [[Việt Nam]] (''xem bài [[Thư pháp Á Đông]]'').
 
Theo truyền thuyết, vua [[Phục Hy|Phục Hi]] nhân việc nghĩ ra bát quái mà sáng tạo "long thư", vua [[Thần Nông]] xem lúa mà chế ra "tuệ thư", [[Hoàng Đế]] nhìn mây mà đặt ra "vân thư", vua [[Nghiêu]] được rùa thần mà làm ra "qui thư", [[Hạ Vũ|Đại Vũ]] đúc chín đỉnh mà tạo ra "chung đỉnh văn" . Thế nhưng đó chỉ là huyền thoại và không còn dấu tích gì để lại
 
Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là [[chữ giáp cốt]] (giáp cốt văn 甲骨文)[1] mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn. Giáp cốt 甲骨 là nói gọn của quy giáp 龜甲 (mai rùa và yếm rùa) và thú cốt 獸骨 (xương thú). Chữ này do người đời nhà Ân (1766 - 1123 TCN) khắc để dùng vào việc bói toán.