Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Doanh nghiệp nhà nước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tham khảo: replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 23:
* Độc quyền tự nhiên: độc quyền tự nhiên xuất hiện khi, do quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất, chả hạn như trong ngành điện, nước. Quốc hữu hóa các ngành này thường để đảm bảo không xảy ra chuyện doanh nghiệp tư nhân trở nên độc quyền và dựa vào đó bóc lột người tiêu dùng.
* Thất bại của thị trường vốn: Có một số ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn và mức độ rủi ro cao khiến cho việc huy động vốn tư nhân qua thị trường vốn rất khó khăn. Thí dụ như việc phát triển ngành sản xuất máy bay ở Brazil (EMBRAER), hay thép ở Hàn Quốc (POSCO).
*Ngoại ứng: Các nhà đầu tư tư nhân không muốn đầu tư vào các ngành mà lợi ích của nó lan tỏa sang nhiều ngành khác trong khi họ không thu được phí từ sự lan tỏa này. Trường hợp của POSCO là một điển hình . Chính phủ Hàn Quốc đã đẩy POSCO lên vị trí số 1, và POSCO đã không lợi dụng vị trí độc quyền này để bòn rút lợi nhuận. Thay vào đó nó chia sẻ lợi ích này với các ngành khác, và vì thế làm lợi cho cả nền kinh tế.
*Công bằng xã hội: Khu vực tư nhân nhiều khi không chịu vươn tới các khu vực nghèo đói, vùng sâu, vùng xa vì lợi nhuận thấp. Vì thế, phải có các Doanh nghiệp Nhà nước làm việc này để đảm bảo quyền tiếp cận tới các dịch vụ và tiện ích tối thiểu của công chúng.