Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Độ co giãn của cầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 71:
Nếu hàng hoá này chỉ chiếm một phần nhỏ trong [[ngân sách]] của [[người tiêu dùng]], một sự thay đổi giá của hàng hoá sẽ tác động ít với [[sức mua]] của mỗi cá nhân. Trong trường hợp này, một sự thay đổi về giá sẽ có tác động tương đối nhỏ với lượng hàng hoá được [[tiêu dùng]]. Chẳng hạn, giá [[muối]] cao gấp đôi sẽ không có nhiều tác động lên [[ngân sách]] của một [[người tiêu dùng điển hình]]. Nhưng khi một hàng hoá chiếm một phần tương đối lớn trong chi tiêu của cá nhân, một sự tăng giá có tác động lớn với sức mua của họ. Hãy lấy một thí dụ cụ thể, giả sử một người chi dùng 50% thu nhập của anh ta hoặc cô ta cho một hàng hoá và giá của hàng hoá tăng gấp đôi. Có vẻ cá nhân này sẽ liên tục giảm chi tiêu của họ để phản ứng với mức giá cao hơn khi chi tiêu với hàng hoá này chiếm phần lớn trong [[ngân sách]] của [[người tiêu dùng]]. Vì vậy, [[cầu]] sẽ có xu hướng [[co giãn]] hơn với những hàng hoá chiếm một phần lớn trong [[ngân sách]] của một [[người tiêu dùng điển hình]].
 
[[Người tiêu dùng]] thường có nhiều khả năng lựa chọn thay thế một hàng hoá khi tính trong một giai đoạn dài hơn.Ví dụ, hãy xem xét tác động của sự tăng giá [[xăng dầu]]. Về [[ngắn hạn]], các cá nhân có thể giảm bớt nhưng không thể giảm nhiều nhu cầu đi lại của họ. Tuy nhiên, trong một giai đoạn dài hơn, [[người tiêu dùng]] có thể chuyển sang sử dụng các phương tiện tiêu thụ ít [[nhiên liệu]] hơn hay sử dụng các [[phương tiện giao thông công cộng]] . Vì vậy, chúng ta sẽ dự tính cầu về xăng dầu trong dài hạn sẽ co giãn hơn cầu về ngắn hạn.
 
===Độ co dãn của cầu theo giá chéo===