Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giả thuyết thị trường hiệu quả”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}}, {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}}
Dòng 1:
'''Giả thuyết thị trường hiệu quả''' (hay lý thuyết thị trường hiệu quả) (en: efficient market hypothesis) là một giả thuyết của lý thuyết [[tài chính]] khẳng định rằng ''các thị trường tài chính là hiệu quả'' (efficient), rằng giá của chứng khoán (securities) trên thị trường tài chính, đặc biệt là [[thị trường chứng khoán]], phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết. Do đó không thể kiếm được [[lợi nhuận]] bằng cách căn cứ vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của [[giá cả]] trong quá khứ. Có thể nói một cách ngắn gọn là các nhà đầu tư ''không thể khôn hơn thị trường''<ref>Paul Samuelson A., Tr.246.</ref>.
 
Có ba phiên bản của "lý thuyết thị trường hiệu quả": dạng yếu (weak form), dạng bán-mạnh (semi-strong form) và dạng mạnh (strong form). Phiên bản weak form của lý thuyết này cho rằng: giá chứng khoán phản ánh đầy đủ thông tin đã công bố trong quá khứ. (nghĩa là dựa vào thông tin trong quá khứ thì nhà đầu cơ không thắng được thị trường). Phiên bản dạng semi-strong form của lý thuyết cho rằng: giá chứng khoán (chứng khoán ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là cổ phiếu) đã chịu tác động đầy đủ của thông tin công bố trong quá khứ cũng như thông tin vừa công bố xong. Nhà đầu cơ không thể dựa vào thông tin trong quá khứ cũng như thông tin vừa được công bố để có thể mua rẻ bán đắt chứng khoán, vì ngay khi thông tin được công bố, giá chứng khoán đã thay đổi phản ánh đầy đủ thông tin vừa công bố.
 
Dạng strong form của lý thuyết này khẳng định mạnh mẽ hơn nữa về tính hiệu quả của thị trường tài chính, rằng giá của chứng khoán đã phản ánh tất cả thông tin công bố trong quá khứ, hiện tại, cũng như các thông tin nội bộ (insider). Cơ sở đứng sau lý thuyết này là: nếu có thông tin nội bộ, những người biết thông tin nội bộ sẽ mua bán ngay chứng khoán để thu lợi nhuận, và như vậy giá chứng khoán sẽ thay đổi, đến khi nào người trong cuộc không còn kiếm lời được nữa.
 
Các nghiên cứu thực nghiệm (empirical studies) đã chứng minh dạng yếu và dạng bán-mạnh (semi-strong form) của lý thuyết có thể đúng. Có nhiều nghiên cứu chống lại lý thuyết dạng strong form, rằng dạng strong-form không đúng, rằng thị trường không thể hiệu quả đến mức strong-form. Nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiều bất hiệu quả (inefficiencies) của thị trường mà nhà đầu cơ có thể thu được lợi nhuận. Ví dụ, chứng minh cho thấy nhà đầu cơ có thể thắng thị trường nếu mua các cổ phiếu có P/E thấp.
 
Lý thuyết thị trường hiệu quả được phát triển bởi Giáo sư [[Eugene Fama]] tại University of Chicago Booth School of Business trong luận văn tiến sỹ của mình vào đầu những năm 1960s. Lý thuyết này được chấp nhận rộng rãi cho đến những năm 1990s thì bị đặt câu hỏi, khi kinh tế học tài chính hành vi nổi lên được chấp nhận rộng rãi.
 
==Cơ sở lý luận==
Dòng 32:
 
==Chú thích==
{{tham khảo|2}}
<references />
 
 
 
[[Thể loại:Tài chính]]