Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuế khoán”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến d:Q721368 tại Wikidata
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
 
;Khó khăn:
Thuế khoán vi phạm nguyên tắc [[công bằng dọc]] vì mọi cá nhân đều phải nộp thuế bằng nhau không phân biệt mức thu nhập của họ, ảnh hưởng của thuế khoán đến các cá nhân có mức thu nhập khác nhau cũng khác nhau và dĩ nhiên đối với người thu nhập thấp thì ảnh hưởng rất lớn. Do vậy thuế khoán gặp phải sự phản đối của người đóng thuế, đặc biệt là người đóng thuế có thu nhập không cao, nó chỉ khả thi khi mức thuế đủ nhỏ và khi đó số tiền thuế mà chính phủ thu được cũng không nhiều. Muốn loại trừ điều này chỉ có cách đánh thuế theo mức thu nhập của từng cá nhân nhưng nếu làm như thế các cá nhân lại điều chỉnh hành vi làm việc và tiết kiệm của mình đồng thời thuế khoán mất đi bản chất của nó. Hơn nữa thuế khoán dường như đánh vào sự tồn tại của con người, người đóng thuế sẽ cảm thấy rằng sự tồn tại của bản thân bị chính phủ sở hữu. Trên khía cạnh khác, mặc dù mỗi cá nhân đóng thuế với mức giống nhau nhưng những gì họ nhận lại được từ chính phủ lại khác nhau. Chính vì vậy trên thực tế thuế khoán cho dù hiệu quả kinh tế hơn các loại thuế khác và khá phổ biến trong quá khứ nhưng hầu như không được áp dụng trong thời hiện đại.
 
Năm [[1990]], chính phủ [[Anh]] dưới thời bà [[Margaret Thatcher]] đã áp dụng thuế khoán (miễn thuế đối với người có thu nhập thấp và người không có khả năng lao động) nhưng gặp phải sự phản đối kịch liệt thậm chí dẫn đến bạo động của dân chúng và đã bị bãi bỏ năm [[1993]] bởi chính phủ của thủ tướng [[John Major]].
Dòng 18:
==Liên kết ngoài==
*[http://www.mises.org/econsense/ch62.asp Thuế khoán của bà Thatcher]
 
 
[[Thể loại:Thuế]]