Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Phụng Thiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 14:
|strength2=21 vạn<ref>Martin, trang 189</ref>-33 vạn<ref name="Menning p.187"/><br>800 khẩu pháo
|casualties1=15.892 người chết<br>59.612 người bị thương<ref name="Menning p.194">Menning, trang 194</ref><ref name="Martin p.207">Martin, trang 207</ref>
|casualties2=8.705 người chết<br>51.438 người bị thương<br> 28.209 người mất tích<ref>Báo cáo chính thức của uỷ ban quân y Nga (''Glavnoe Voenno-Sanitarnoe Upravlenie''), 1914.</ref> 22.000 bị cầm tù
}}
{{Chiến tranh Nga-Nhật}}
Dòng 20:
 
== Bối cảnh ==
Sau [[trận Liêu Dương]] (diễn ra từ ngày [[24 tháng 8]] đến [[4 tháng 9]] năm [[1904]]), quân đội Nga rút lui về [[sông Sa]] phía nam [[Thẩm Dương|Phụng Thiên]] tập hợp lại lực lượng. Từ ngày 5 đến ngày 17 tháng 10 năm 1904, trong [[trận sông Sa]], quân Nga phản công bất thành nhưng đã hãm bớt được đà tiến của quân đội Nhật. Cuộc phản công thứ hai sau đó của quân Nga trong [[trận Sandepu]] từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 1 năm 1905 suýt nữa đã thành công nhưng điều kiện mùa đông khắc nghiệt ở [[Mãn Châu]] đã khiến người Nga mất cơ hội.
 
Sau khi chiếm được [[cảng Lữ Thuận]] vào tháng 1 năm [[1905]], quân đội Nhật Bản tại Mãn Châu đã được tăng cường bằng các lực lượng của Tập đoàn quân thứ 3 do Tướng [[Nogi Maresuke]] chỉ huy tiến từ phía nam lên. Đến tháng 2 năm 1905, toàn bộ lực lượng dự bị của quân đội Nhật Bản đã cạn kiệt. Toàn bộ lục quân Nhật giờ đây tập trung tại Phụng Thiên. Thương vong ngày càng cao, điều kiện thời tiết khắc nghiệt cộng với việc [[Hạm đội Baltic Nga]] đang tiến đến gây ra áp lực cho nguyên soái [[Ōyama Iwao]] phải tiêu diệt toàn bộ quân đội Nga tại Mãn Châu trước khi quân tiếp viện Nga đến qua tuyến [[đường sắt xuyên Siberi|đường sắt xuyên Xibia]].
Dòng 35:
Trận đánh mở đầu khi Tập đoàn quân số 5 Nhật Bản bắt đầu tấn công cánh trái quân Nga vào ngày [[20 tháng 2]]. Ngày [[27 tháng 2]], đến lượt Tập đoàn quân số 4 tấn công cánh trái, trong khi các lực lượng còn lại của Quân đội Nhật Bản tấn công thẳng vào trung tâm phòng tuyến. Cũng trong ngày này, Tập đoàn quân số 3 mới bắt đầu tiến quân dọc phía tây bắc Phụng Thiên.
 
Từ ngày [[1 tháng 3]] năm 1905, chiến sự tại phòng tuyến phía đông và trung tâm diễn ra vô cùng ác liệt. Quân Nhật tiến lên không được bao nhiêu nhưng chịu thương vong vô cùng to lớn. Tuy nhiên, đến ngày [[7 tháng 3]], tướng Kuropatkin quyết định điều quân từ phòng tuyến phía đông lên chặn đứng Tập đoàn quân số 3 Nhật Bản đang ở phía tây Phụng Thiên vì quá lo lắng trước những động thái di chuyển của tập đoàn quân này. Việc chuyển quân từ phía đông sang phía tây không được điều phối tốt đã khiến cho Tập đoàn quân Mãn Châu số 1 và số 3 rơi vào tình trạng hỗn loạn. Điều này đưa đến cơ hội mà nguyên soái Ōyama đã chờ đợi từ lâu. Ông ra lệnh chuyển sang “truy kích và tiêu diệt” thay cho lệnh “tấn công” lúc trước. May mắn đã đến với người Nhật khi con sông Hung vẫn còn đóng băng và không gây trở ngại cho cuộc tấn công.
 
Bị bao vây và không còn cơ hội giành chiến thắng, tướng Kuropatkin đã ra lệnh rút lui về phía bắc vào lúc 18 giờ 45 phút ngày [[9 tháng 3]]. Cuộc rút lui của quân Nga càng thêm hỗn loạn khi tướng Nozu của Nhật Bản chọc thủng được phía sau phòng tuyến Nga trên sông Hung. Tàn quân Nga rút chạy về phía [[Thiết Lĩnh]] đã bỏ lại những người đồng đội bị thương của họ, vũ khí và tiếp liệu trên đường đi của mình.
 
Lúc 10 giờ sáng ngày [[10 tháng 3]], Quân đội Nhật Bản đã chiếm lĩnh được Phụng Thiên và trận đánh kết thúc. Sau khi hay tin, [[Thiên hoàng Minh Trị]] đã khen ngợi quân lực của ông về cuộc chiến đấu anh dũng và đại thắng ở Phụng Thiên<ref name="keeper612"/>.
 
== Kết quả ==