Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim Hi Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: , → ,, . → . (9)
Dòng 41:
Mặc dù xuất thân từ dân tộc [[Nữ Chân]] nhưng Hoàn Nhan Đản rất tôn sùng [[văn hóa Hán]], điều này hoàn toàn trái ngược với các đại thần của phe bảo thủ trong triều đình. Trong tông thất hoàng tộc, chỉ có hai thân vương là [[Tông Cán]] và Tông Bật là tôn sùng Hán chế, đặc biệt là [[Tông Bật]]. Tông Bật từng đi chinh phục [[nhà Tống|Tống]] và đã nhận thấy được sự tiên tiến của văn hóa Hán và nhận thấy rõ sự lạc hậu của dân tộc Nữ Chân cho nên Tông Bật đã từng dâng tấu lên Kim Thái Tông yêu cầu thực thi Hán chế.
 
Sau khi Hoàn Nhan Đản lên ngôi hoàng đế đã cho thực thi một loạt chính sách cứng rắn nhằm tiêu diệt phái bảo thủ trong triều đình do [[Tông Hàn]], [[Tông Bàn]] và [[Thát Lãn]] cầm đầu. Trước hết, ông cho thực thi chính sách " thay đổi chức vụ để giảm quyền bính, bãi chức Đô Nguyên Soái và Quốc luận Bột cực liệt của Tông Hàn, bổ nhiệm ông ta làm [[thái bảo]], phong làm Tấn Vương, thực chất là đã tước hết quyền bính trong tay Tông Hàn. Sau đó , hoàng đế cho dời tay chân của Tông Hàn là Hàn Xí Tiên, Cao Khánh Duệ và Tiêu Khánh tới kinh thành nhận chức để dễ dàng kiểm soát. Tiếp đó, hoàng đế lợi dụng mâu thuẫn giữa Tông Hàn với Tông Bàn và Tông Cán để làm giảm thế lực của Tông Hàn. Hoàng đế ra chiếu thư bổ nhiệm Tông Bàn làm [[thái sư]], Tông Cán làm [[thái phó]], quản lí ba tỉnh, quyền hành còn cao hơn Tông Hàn. Đến năm 1137, Hoàn Nhan Đảm lại để Tông Bàn giết thuộc hạ của Tông Hàn là thượng thư tả thừa Cao Khánh Duệ và Lưu Tư vì tội tham ô. Tông Hàn đã xin đổi chức vụ để chuộc tội cho Cao Khánh Duệ nhưng bị Hy Tông từ chối. Sau đó ít lâu, Tông Hàn chết, Tông Bàn lên nắm quyền còn ngang tàng, hống hách hơn .
 
Tông Bàn chính là con trai trưởng của chính thất hoàng hậu của Kim Thái Tông, có quyền kế tục ngôi hoàng đế. Chính vì vậy lúc nào Tông Bàn cũng xem Hy Tông là cái gai trong mắt cần trừ bỏ. Để tiêu diệt ông ta, Hi Tông cất nhắc Tông Tuyển làm tả [[tể tướng|thừa tướng]], còn phong làm thái bảo, cai quản ba tỉnh. Nhưng Tông Tuyển lại cấu kết với Tông Bàn làm phản. Năm 1139, Hy Tông đã giết chết Tông Bàn và Tông Tuyển vì có âm mưu phản loạn. Tả thừa tướng Hoàn Nhan Hi Di vốn là tay chân của Tông Hàn; năm 1140, có người mật báo Hy Di không coi hoàng đế ra gì, ăn nói vô lễ nên cũng bị Hy Tông giết chết, còn giết cả tâm phúc Tiêu Khách và hai con trai của ông ta. Vì Tông Cán và Tông Bật luôn sát cánh cùng Hy Tông trong cuộc đấu tranh giành quyền lực nên được Hy Tông trọng dụng. Từ đó, phe bảo thủ bị tan rã hoàn toàn và quyền hành nằm trong tay phái cải cách do Hoàn Nhan Đảm, Tông Cán và Tông Bật đứng đầu .
 
Sau khi tiêu diệt được phe bảo thủ, Hoàn Nhan Đản bắt đầu thực thi Hán chế. Ông bổ nhiệm người Hán làm quan, mở hai khoa thi tiến sĩ. Biên soạn quốc sử, ban hành [[văn tự Nữ Chân]]. Ông còn phỏng theo quan chế nhà [[nhà Liêu|Liêu]], [[nhà Tống|Tống]], [[nhà Đường|Đường]] để quy định các chức vụ dưới hoàng đế là [[thái sư]], [[thái phó]], [[thái bảo]], [[thái uý|thái úy]], [[tư đồ]], [[tư không]], ... Thiết lập cơ cấu quân sự tối cao là phủ đô nguyên soái ở trung ương, quy định các chức vụ nguyên soái, tả hữu phó nguyên soái, tả hữu [[giám quân]], tả hữu [[đô giám]], ... Ở địa phương thì xóa bỏ chính quyền bù nhìn của [[Lưu Dự]], thiết lập nên Hành đài thượng thư sảnh ở [[Khai Phong|Biện Kinh]], lập nên cơ cấu hành chính ở địa phương. Cơ cấu này quán triệt chính sách dùng người Hán trị người Hán, quan lại triều Tống cũ vẫn cai quản ở địa phương, ngoài ra còn dùng người Nữ Chân, [[Khiết Đan]] và [[vương quốc Bột Hải|Bột Hải]].
 
Năm 1138, ông ban hành quan chế, tức là " Thiên Quyến tân chế ". Theo đó, đất nước sẽ thực thi chính sách quan lại mới, dựa theo công lao thành tích để ban thưởng. Tháng 10 cùng năm còn định ra chế độ phong quốc .
 
Ông là còn chú trọng cải cách lễ nghi trong triều, cấm bậc thân vương trở xuống không được mang đao kiếm vào cung để nâng cao hoàng quyền. Ông còn tham khảo luật của Liêu, Tống để làm ra bộ luật mới là " Hoàng thống chế " .
 
Về kinh tế, ông nỗ lực xóa bỏ tệ nạn cũ, khôi phục và phát triển kinh tế. Ông tiếp tục thực hiện chính sách di dân từ thời Thái Tổ và Thái Tông. Ông cho thay đổi chính sách " nộp thuế theo đầu trâu " của Nữ Chân bằng chính sách cấp ruộng tương ứng với mỗi hộ, gọi là " kế khẩu thụ điền ".
 
Trong thời kì Hi Tông trị vì, nước Kim xuất hiện dấu hiệu suy vong. Tuy nhiên triều Nam Tống lại không nhìn thấy được cần tăng cường thực lực để phục hưng mà lại thi hình chính sách cầu hòa. Còn Hy Tông lại nhận thức đúng về thực lực hai nước và chấp nhận lời cầu hòa đó. Năm 1139, Nam Tống xưng thần với Kim và hàng năm nộp 23 vạn lượng bạc, 25 vạn súc lụa. Nước Kim trả [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] và [[Thiểm Tây]] về cho Tống và trả quan tài của [[Vi thái hậu]] và [[Tống Huy Tông]] về nước .
 
Tuy nhiên phái chủ chiến trong triều đình do [[Tông Cán]] và [[Tông Bật]] đứng đầu nhanh chóng chiếm ưu thế trong triều. Năm 1140, Hi Tông nghe theo thỉnh cầu của Tông Cán và Tông Bật, xuất quân thu phục Hà Nam và Thiểm Tây nhưng bị thất bại. Năm 1141, quân Kim lại xuất quân nhưng lại bị thất bại . Hai nước lại đàm phán và đạt được thỏa thuận mới. Nước Kim nhận được nhiều quyền lợi hơn nên hai nước đã ngừng chiến .
 
==Cuối đời==
Dòng 64:
Ông bị Hải Lăng Vương (海陵王) giết chết trong cuộc đảo chính năm ngày 9/1/1150 theo [[lịch Gregory đón trước]]. Năm Hoàng Thống thứ 9 Kim Hi Tông, tức Công nguyên 1150, Hoàn Nhan Lượng tụ tập một đội ngũ các tướng quân, mua chuộc các thị vệ bên cạnh Hi Tông. Vào đêm ngày 9/1, dùng phù mệnh lấy được của Hoàng đế mà mở cổng sau của Hoàng cung, xông thẳng vào tẩm cung Hoàng đế.
 
Hi Tông Hoàn Nhan Đản nghe tiếng bước chân lạ, bèn gọi lớn hỏi. Binh lính đều không ai dám có động tĩnh gì. Hoàn Nhan Lượng nói: “''Việc đã đến nước thế này, còn không vào sao?''” Nghe xong tất cả đều phá cửa mà xông bào. Hoàn Nhan Đản vội vàng tìm bội đao của mình, không ngờ đã bị thị vệ giấu đi. Trong lúc hoảng loạn đã bị chém chết.
 
==Gia đình ==