Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lex fori”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 6 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1822276 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 1:
Trong [[xung đột pháp luật]] của [[tư pháp quốc tế]], thuật ngữ Latinh '''lex fori''' về mặt văn chương có nghĩa là "luật [của] tòa án" và nó được phân biệt với ''[[lex causae]]'' (luật nguyên nhân) ở chỗ ''lex causae'' là luật mà tòa án viện dẫn như là một căn cứ để xem xét, trong khi ''lex fori'' là luật mà toà án lấy làm căn cứ để áp dụng trên thực tế nhằm đưa ra phán quyết cho một vụ việc pháp lý cụ thể.
==Giải thích==
[[Chủ quyền]] của một chính thể có được là nhờ thông qua một quá trình công nhận bởi cộng đồng quốc tế, trong đó một [[nhà nước (luật)|nhà nước]] ''[[de facto]]'' (trên thực tế) được công nhận chính thức như là nhà nước ''[[de jure]]'' (theo luật định) và vì thế trở thành một [[chính phủ|chính quyền]] hợp pháp với việc kiểm soát lãnh thổ trên một diện tích đất đai và nước xác định cùng tất cả cư dân sinh sống trong phạm vi biên giới (bao gồm cả biên giới bộ và biên giới biển, nếu có) của vùng đất và nước đó. Một trong những quyền lực về chủ quyền quan trọng nhất của bất kỳ chính quyền nào là ban hành các [[luật pháp|đạo luật]] cùng xác định phạm vi áp dụng của chúng.
 
Một số đạo luật sẽ được áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ và cư dân của chính thể đó. Các đạo luật khác có thể có phạm vi áp dụng hạn hẹp hơn. Các đạo luật sẽ được áp dụng thông qua các thể chế và cá nhân, tổ chức, cơ quan quyền lực nhà nước khác nhau. Một số cơ quan quyền lực nhà nước sẽ được thành lập chính thức như là các [[tòa án]]. Các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác sẽ thực thi các chức năng cụ thể trong phạm vi các khuôn khổ gần như có tính chất pháp luật, hành chính nhà nước, tôn giáo hay các dạng quyền lực nhà nước khác. Ví dụ, tại [[Pakistan]], mục 7 Luật Gia đình Hồi giáo có hiệu lực từ năm [[1961]] đã cải cách hình thức truyền thống của [[ly hôn]] kiểu [[Hồi giáo]], được biết đến như là [[talaq (xung đột)|talaq]] bằng cách đòi hỏi rằng thông báo về tuyên bố talaq (tuyên bố ly hôn) phải được gửi tới người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương (hội đồng liên minh), là người có trách nhiệm xem xét các bên có thể hòa giải được hay không. Những cá nhân, cơ quan quyền lực nhà nước như vậy đều có thể coi là một dạng ''tòa án'' và mỗi nhà nước sẽ định nghĩa một cách cẩn thận nhất khi có thể là đạo luật nào có thể cần lưu ý hay cần áp dụng, bởi ai và trong hoàn cảnh nào. Đây là những vấn đề của quyền [[tài phán]] và [[tố tụng]] (dân sự hay hình sự).