Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các định luật về chuyển động của Newton”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
'''Các định luật về chuyển động của Newton''' là một hệ thống gồm 3 định luật đặt nền móng cơ bản cho [[cơ học cổ điển]]. Chúng mô tả mối quan hệ giữa một vật thể và các lực tác động cũng như chuyển động của vật thể đó. Các định luật đã được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, và có thể tóm tắt như sau:
#'''Định luật I''' (''Định luật quán tính''): Một vật không chịu tác dụng của một lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì nó vẫn giữ nguyên trạng thái [[đứng yên]] hoặc chuyển động đều.
#'''Định luật II''': [[Vector]] [[gia tốc]] của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vector gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vector lực và tỉ lệ nghịch với [[khối lượng]] của vật. Định luật này thường được phát biểu dưới dạng phương trình '''F=ma''', với F là [[lực]] tác dụng lên vật, m là [[khối lượng]] của vật và a là [[gia tốc]] của vật đó.
#'''Định luật III''': Khi một vật thể tác dụng lực lên vật thể thứ hai, vật thể thứ hai sẽ tác dụng một lực cùng độ lớn và ngược chiều so với vật thể thứ nhất.
Cả 3 định luật được nhà vật lý học [[Issac Newton]] tìm ra lần đầu tiên và được xuất bản trong cuốn sách ''Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica'' ([[Những Nguyên lý Cơ bản của Triết học Tự nhiên]]) năm 1687. Newton dùng những định luật này để giải thích và nghiên cứu chuyển động của các vật thể, ví dụ như chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
==Tổng quan==
Các định luật chuyển động của Newton đều được áp dụng cho các vật thể được lý tưởng hóa thành các [[chất điểm]] với kích thước vô cùng nhỏ so với quỹ đạo của nó. Do vậy, các định luật này có thể áp dụng được cả với các ngôi [[sao]] và các [[hành tinh]], khi mà kích thước của các vật thể rất lớn nhưng vẫn có thể coi là các chất điểm nếu so sánh với quỹ đạo của chúng
Ban đầu, các định luật của Newton không thể sử dụng được với chuyển động của các [[vật rắn]] hoặc các vật thể có khối lượng biến đổi. Năm 1750, [[Leonard Euler]] tổng quát hoá các định luật của Newton và đưa ra [[Các định luật về chuyển động của Euler]]. Nếu như một vật rắn được biểu thị như tập hợp của vô số chất điểm thì định luật của Euler có thể được coi là một hệ quả của định luật Newton. Tuy nhiên, các định luật của Euler có thể áp dụng cho chuyển động của các vật thể mà không cần biết đến hình dáng của vật thể.
== Định luật 1 ==
Định luật 1 của Newton được phát biểu như sau