Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Bích Động”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
n clean up, replaced: , → , (2), . → ., ( → (, ) → ) using AWB
Dòng 22:
 
==Nguồn gốc hình thành và tên gọi==
Năm 1705, có hai vị hoà thượng ''Trí Kiên'' và ''Trí Thể'' <ref>Có ý kiến cho rằng : ba ngôi chùa Hạ, Trung, Thượng ở núi Bích Động hiện nay do hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể xây dựng từ năm 1428. Điều đó không đúng. Sách "[[Đại Nam nhất thống chí|Đại Nam Nhất Thống Chí]]" đã ghi, ba ngôi chùa đó do ha nhà sư Trí Kiên và Trí Thể xây dựng từ đời vua [[Lê Vĩnh Thịnh]] ( 1705 - 1719 ). Xây dựng xong chùa , các nhà sư mới đúc chuông. Hiện nay, quả chuông đó vẫn còn, treo ở Động Tối đã chạm khắc chữ Hán trên chuông. Hiện nay, quả chuông đó vẫn còn, và được đúc vào năm Đinh Hợi (1707). Hai nhà sư không thể sống từ năm 1428 đến năm 1707 để đúc chuông được.
[[Tập tin:Chuông Minh Bia - Chùa Bích Động.JPG|nhỏ|200px|phải|Chuông Minh Bia chùa Bích Động]]
Xây dựng xong chùa, đúc chuông, hai nhà sư mới làm bài minh bia chùa Bích Động. Bài minh bia đó, được viết vào năm Kỷ Sửu ([[1709]]). Vì vậy có thể khẳng định : Chùa Bích Động có từ rất lâu đời, nhưng đến khoảng năm 1705 thì hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể mới tu sửa xây dựng lại thành 3 ngôi như hiện nay ở bên sườn núi Bích Động</ref> quê huyện [[Nghĩa Hưng]], tỉnh [[Nam Định]] gặp nhau kết nghĩa làm anh em. Hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa. Đến đây, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành. Năm 1707, hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể đã đúc một quả chuông lớn, hiện còn treo ở Động Tối.
Bài Minh Bia ghi trên chuông được xem là bài minh bia của chùa , viết bằng chữ Hán, trong đó có đoạn:
::::::''Tư sơn lũy tích''
::::::''Phúc ngộ thiên duyên''
Dòng 80:
==Chùa Thượng==
[[Tập tin:Đền Thượng Bích Động.JPG|nhỏ|250px|phải|Chùa Thượng trên cùng]]
Lên chùa Thượng, du khách phải bước tới gần 40 bậc đá theo sườn núi. Chùa Thượng còn gọi là chùa Đông, chùa thờ phật bà Quan Âm . Đây là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động. Bích động là một ngôi chùa độc nhất vô nhị ở [[Việt Nam]], không nơi nào có thế đất, thế núi như vậy. Chùa Thượng có hai miếu hai bên: bên phải thờ Thổ Địa, bên trái thờ Đức Sơn Trần. Cạnh chùa có một bể nước gọi là "bể nước Cam Lô" của Phật Bà Quan Âm. Phía trước là cánh đồng Ngũ Môn. Đứng trên chùa Thượng có thể phóng tầm mắt bao quát được toàn bộ cảnh đẹp của chùa Bích Động, không những đẹp về phong cảnh duyên dáng hữu tình, về nghệ thuật văn hóa- kiến trúc, mà nơi đây còn mang ý nghĩa là một di tích lịch sử của tỉnh [[Ninh Bình]].
{{clear}}