Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Quang Thái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bắt đầu hoạt động cách mạng: clean up, replaced: . → . using AWB
Dòng 11:
Suốt thời gian ở Huế, hai người cùng hoạt động trong đảng Tân Việt, nhiều lần gặp nhau và nảy sinh tình cảm. Hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước trường Đồng Khánh, bà bị chính quyền thực dân Pháp bắt cuối năm 1930 về tội tham gia lãnh đạo phong trào nữ sinh, kêu gọi Đồng chí ủng hộ [[Xô Viết Nghệ Tĩnh|Xô viết Nghệ Tĩnh]], và bị kết án 3 năm tù giam tại [[nhà lao Thừa Phủ]]. Dù chỉ mới 16 tuổi, nhưng bà nổi tiếng với một câu nói mà nhiều bạn tù nhắc lại:''Personne ne te dénonce, ne dénonces personne! (Không ai khai bạn; bạn không khai ai!).''<ref name="thanglong">[http://thanglonghanoi.gov.vn/channel/82/2010/09/7127/#QeUVbsev0Iwb Liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái (1915 - 1944)]</ref>
 
Cuối năm 1931, ông Giáp cũng bị bắt và bị giam tại nhà lao Thừa phủ. Mặc dù không có điều kiện gặp nhau, nhưng ông bà vẫn thông tin qua lại với nhau nhờ những người bạn tù. Cuối năm 1934, ông bà đều được trả tự do nhưng bị trục xuất khỏi Huế . Ngày [[28 tháng 9]] năm 1935, ông bà kết hôn tại [[Vinh]], sau đó trở ra Hà Nội, ngụ tại một ngôi nhà ở phố Đường Thành, sau chuyển sang phố Nam Ngư. Bấy giờ bà được phân công vào công tác phụ vận của Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách phong trào nữ trí thức và công thương, vừa đảm nhiệm công tác thông tin liên lạc viên cho Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thường xuyên liên lạc với các yếu nhân của Đảng Cộng sản Đông Dương như [[Nguyễn Văn Cừ]], [[Hoàng Văn Thụ]], [[Trường Chinh]], [[Lê Duẩn]].<ref name="laodong"/><ref name="thanglong"/> Mặc dù thi đỗ xuất sắc vào Trường Bà đỡ Hà Nội, tuy nhiên do những hoạt động tích cực trong phong trào học sinh, sinh viên, bà sớm bị chính quyền thực dân phát hiện và đuổi học.<ref name="cand">[http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2008/1/83908.cand GS-TSKH Võ Hồng Anh: Mẹ luôn hiện hữu bên tôi]</ref>
 
Năm 1938, bà tích cực hoạt động trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ, tham gia Ban huấn luyện, trực tiếp tổ chức trường lớp giới thiệu cách dạy mới của học giả [[Hoàng Xuân Hãn]]...<ref name="laodong"/>.