Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
n clean up, replaced: , → ,, ( → ( using AWB
Dòng 53:
'''Cửa Tư Hiền'''
 
Từ nhiều thế kỷ trước, hệ đầm phá chỉ có một cửa duy nhất gọi là cửa Tư Dung (nay là cửa Tư Hiền). Chỉ từ năm 1404, cửa Thuận An mở, hệ đầm phá mới có hai cửa [2]. Trên thực tế , cửa Tư Hiền gồm 2 cửa, cửa chính do dòng lũ mở thông trực tiếp ra biển ở Vinh Hiền (thôn Phú An), và cửa phụ ở Lộc Thủy (sát mũi Chân Mây Tây). Hai cửa ngăn cách nhau qua một đê cát dài 3 km, cao khoảng 2 - 2,5m chạy dọc bờ. Dòng nước từ đầm phá ra biển qua cửa phụ phải chạy vòng theo một lạch nông nằm sát sau đê cát chắn. Cửa Vinh Hiền tồn tại trước. Kể từ khi cửa Thuận An mở, động lực dòng qua cửa này yếu đi và dòng bồi tích dọc bờ tạo nên một doi cát phát triển đẩy lấn cửa về phía nam đế sát mũi Chân Mây Tây. Khi cửa Lộc Thủy ở Chân Mây Tây bị tàn do bồi lấp dần thì dòng lũ mở lại cửa chính Vinh Hiền. Trạng thái cửa Tư Hiền luôn ở một trong bốn trường hợp: cửa chính mở, cửa phụ đóng; cả hai cửa đều đóng kín; cửa chính đóng, cửa phụ mở và cả hai cửa đều mở. Trường hợp 1 và 2 hoàn toàn do động lực tự nhiên tạo ra. Đã nhiều lần cửa chính bị đóng, nhân dân tổ chức đào nhưng ngay sau đó bị lấp trở lại [13]. Trường hợp 3 tồn tại khi cả hai cửa đều bị lấp và phải tiến hành đào cửa phụ sau khi việc khai đào cửa chính thất bại. Trên thực tế, chưa lần nào cửa phụ tự mở như cửa chính. Trường hợp 4 ít xảy ra và tồn tại trong thời gian ngắn vì ngay sau khi dòng lũ mở lại cửa chính, cửa phụ sẽ bị bồi lấp như sau trận lũ lịch sử tháng 11 năm 1999 [15].
 
Ngay sau khi cửa Thuận An mở, cửa Tư Hiền bắt đầu có xu thế bị bồi lấp. Vì vậy, năm Quang Thuận thứ 8 (1467), tham nghị Châu Hóa là Đặng Chiêm có dâng sớ xin lấp cửa Eo (Thuận An), giữ cửa Tư Dung (Tư Hiền) và đề nghị đã được chấp nhận [2]. Cho tới năm 1811 (năm Tân Mùi, Gia Long thứ 10), cửa Vinh Hiền mở và cửa Lộc Thủy bị lấp. Như vậy trong khoảng thời gian 1404 - 1811, cửa Vinh Hiền có lẽ đã từng nhiều lần bị đóng và cửa Lộc Thủy đã từng tồn tại. Năm 1823, cửa Vinh Hiền bị lấp và năm 1844 thì cửa Vinh Hiền lại mở. Có lẽ trong khoảng 1931-1952 là thời gian cửa Thuận An bị đập đá đắp chặn, cửa Tư Hiền khá ổn định ở vị trí Lộc Thuỷ. Cho tới năm 1953, cả hai cửa bị lấp, trong đó cửa Vinh Hiền bị lấp cho tới năm 1959 thì mở. Cũng vào năm 1979, cửa Vinh Hiền bị lấp và cửa Lộc Thuỷ được mở do khai đào. Năm 1984, cửa Lộc Thủy bị lấp. Cửa Vinh Hiền mở lại năm 1990 rồi lại bị lấp lại năm 1994 và được gia cố thêm bằng kè đá granit. Đồng thời, cửa Lộc Thuỷ lại được khai đào.
Dòng 105:
10. Shepard F.B.,1964. Submarine geology. Harper and Row Pub. New York, Evanston & London. 557p.
 
11. Trần Đức Thạnh, 1985. Cửa Thuận An và Tư Hiền ( Bình Trị Thiên). Những phát hiện mới về khảo cổ học 1985. Viện khảo cổ. Hà Nội. Tr.20- 22.
 
12. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân và Nguyễn Hữu Cử, 1995. Về hiện tượng bồi lấp cửa Tư Hiền. Tạp chí Hoạt động khoa học số 9. Hà Nội. Tr.20-23.