Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tăng Tuyết Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Treluong (thảo luận | đóng góp)
Treluong (thảo luận | đóng góp)
Dòng 63:
Ngày [[5 tháng 6]] năm [[1931]] Nguyễn Ái Quốc bị các nhà cầm quyền Anh bắt sau khi trở lại [[Hồng Kông|Hương Cảng]]. Đến cuối năm 1931, nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng đem Nguyễn Ái Quốc ra xét xử. Theo tài liệu của tác giả Hoàng Tranh, trong phiên xét xử này Tăng Tuyết Minh đã nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc từ xa, còn Nguyễn Ái Quốc thì hoàn toàn không biết bà có mặt tại toà. Đây là lần cuối cùng Tăng Tuyết Minh nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc.<ref name="tạp chí Đông Nam Á"/><ref name="VuHan"/>
 
Theo bài "Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh" đã đăng trên tạp chí ''Đông Nam Á tung hoành'' (dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12 năm 2001 xuất bản tại [[Nam Ninh]] của Hoàng Tranh, thì tháng 5 năm [[1950]] Tăng Tuyết Minh nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên ''Nhân dân Nhật báo'' cùng với tiểu sử của ông. Bà lúc đó mới biết Lý Thụy năm xưa hiện giờ chính là vị Chủ tịch Việt Nam. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ [[Hoàng Văn Hoan]] và tổ chức [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]]. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. Cũng theo Hoàng Tranh, một cán bộ lãnh đạo Quảng Châu đã tới gặp Tăng Tuyết Minh để trao cho bà lá thư của bà [[Thái Sướng]] chứng thực Hồ Chí Minh chính là Lý Thụy cũng tức là chồng Tăng Tuyết Minh. Cán bộ này cũng giải thích lý do tại sao không tiện liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, hi vọng Tăng Tuyết Minh hiểu và lượng thứ việc này, yên tâm công tác.<ref name="tạp chí Đông Nam Á"/> Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lãnh sự [[Việt Nam]] tại Quảng Châu và [[Đào Chú]] để tìm Minh. Bí thư Trung Nam cục cũng dò tìm tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng theo Hoàng Tranh là không có kết quả.<ref name="tạp chí Đông Nam Á"/> Theo một bài viết của một tác giả người Trung Quốc khác là Lý Đồng Thành xuất bản năm 2009, Hồ Chí Minh không thể gặp lại Tăng Tuyết Minh do sự phản đối của một số Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, đặc biệt là [[Lê Duẩn]] với lý do Hồ Chí Minh được nhân dân xem là cha già dân tộc, nên việc đoàn tụ với Tăng Tuyết Minh sẽ làm ảnh hưởng đến hình tượng của Hồ Chí Minh và sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.<ref name="胡志明和他的中国夫人曾雪明">[http://www.sdfao.gov.cn/art/2009/12/4/art_54_3563.html 胡志明和他的中国夫人曾雪明], Foreign Affairs Office of Shandong Provincial People's Government</ref>
 
Từ đó bà ở vậy đến già. Năm [[1977]], bà về hưu sau 52 năm tận tụy với nghề nữ hộ sinh. Ngày [[14 tháng 11]] năm [[1991]], Tăng Tuyết Minh qua đời tại Quảng Châu, thọ 86 tuổi.<ref name="tạp chí Đông Nam Á">Bài [http://d.wanfangdata.com.cn/Periodical_dnyzh200112002.aspx Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc] Tăng Tuyết Minh đăng trên tạp chí Đông Nam Á Tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12 năm 2001, xuất bản tại Nam Ninh, Trung Quốc, tác giả: Hoàng Tranh (Phó Giáo sư, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc). [http://dantoc.net/?p=6292 Bản dịch]. Trước đó, thông tin về Tăng Tuyết Minh đã được Hoàng Tranh xuất bản lần đầu trong một quyển sách từ năm 1987 [http://books.google.com/books?id=nQkRAAAAMAAJ&q=].</ref>