Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Răng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Beyond234 đã đổi Răng thành Răng người qua đổi hướng
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
#đổi''Xem thêm: [[Răng người]]''
[[File:Cross sections of teeth intl.svg|thumb|300px|Răng]]
[[Tập tin:Molarsindevelopment11-24-05.jpg|nhỏ|300px|Ảnh chụp răng bằng [[X quang]]]]
'''Răng''' là phần phụ cứng nằm trong khoang miệng có chức năng nghiền và xé [[thực phẩm|thức ăn]]. Số lượng, cách sắp xếp và sinh lý của răng tạo thành các kiểu răng đặc trưng cho từng loài động vật.<ref name="bk">[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1A1FaWQ9MjI3NjMmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1leGFjdCZrZXl3b3JkPVIlYzQlODJORw==&page=1 Răng] - Bách khoa toàn thư Việt Nam</ref>
 
==Giải phẫu học răng==
===Cấu trúc chính===
Răng có cấu trúc như xương cứng được cắm chặt vào các hốc răng của hàm. Hai hàm răng lần lượt xuất hiện trong cả cuộc đời. Mỗi răng gồm hai phần: thân răng, đó là phần có thể nhìn thấy bên trong [[miệng]] và chân răng là phần được cắm bên trong xương hàm. Chân răng thường dài hơn thân răng. Răng cửa chỉ có một chân, trong khi các răng mọc xa về phía sau có hai hoặc ba chân.
 
Nguyên tố cấu trúc quan trọng nhất của răng gồm mô đã [[vôi hóa]] được gọi là ''ngà răng''. Ngà răng là một chất liệu giống như xương cững có chứa các [[tế bào]] sống. Nó là một [[mô]] nhạy cảm và gây ra [[cảm giác]] đau khi bị kích thích bằng [[nhiệt]] hoặc bằng hóa chất. Ngà của thân răng được ''men răng'' bảo vệ bao bọc, lớp men này là một mô tế bào rất cứng và không có cảm giác. Chân răng được bao bọc bằng một lớp xương răng, một chất tương tự với ngà răng giúp giữ răng trong hốc răng.
 
Giữa răng có hình dạng một hốc rỗng chứa đầy mô liên kết nhạy cảm được gọi là ''tủy răng''. Tủy này kéo dài từ bên trong thân răng thẳng xuống đến cuối chân răng. Chân răng có lỗ mở ở phần sâu nhất trong xương hàm. Qua lỗ mở này, các [[mạch máu]] và dây thần kinh nhỏ bé chạy vào hốc tủy răng.
 
===Sự nâng đỡ răng===
Mỗi răng đều có chân được dính chặt vào xương hàm; phần hàm nâng đỡ răng được gọi là ''mỏm ổ răng''. Tuy nhiên phương thức gắn vào phức tạp và các răng được dính chặt vào hàm nhờ các sợi được gọi là ''dây chằng nha chu''. Ở đây gồm một loạt sợi [[collagen]] cứng, chạy từ xương răng bao bọc chân răng đến sát bên xương ổ răng. Các sợi này nằm rải rác với các mô liên kết, trong mô kiên kết cũng có chứa các [[mạch máu]] và sợi thần kinh.
 
Cách thức gắn răng đưa đến một mức độ chuyển động tự nhiên rất nhỏ. Điều này có tác dụng như một loại giảm xóc có thể bảo vệ răng và [[xương]] khỏi bị tổn hại khi cắn.
 
Khu vực quan trọng chủ yếu trong hệ thống này là ở cổ răng, nơi tiếp giáp giữa thân răng và chân răng. Ở vùng này nướu răng thắt chặt vào răng có tác dụng bảo vệ các [[mô]] nâng đỡ nằm dưới khỏi bị [[nhiễm trùng]] và các ảnh hưởng có hại khác.