Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đức tin Kitô giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
Thuật ngữ "đức tin" có nguồn gốc trong [[Hi văn]] ''&pi;&iota;&sigma;&tau;&iota;&sigmaf;'' ('''pi´stis'''), nghĩa là tin quyết với tinh thần phó thác trong sự tin tưởng vững vàng. Tùy theo nội dung văn bản, thuật từ [[Hi văn]] này có thể được hiểu là “trung tín”, “chung thủy” hoặc “trung kiên”. (1Thessalonians 3: 7<ref>"''Hỡi anh em, như vậy thì ở giữa mọi sự gian nan khốn khó của chúng tôi, anh em đã lấy đức tin mình mà làm một cớ yên ủi cho chúng tôi đó''" - 1Thessalonians 3: 7</ref>; Titus 2: 10<ref>"''chớ ăn cắp vật chi, nhưng phải hằng tỏ lòng trung thành trọn vẹn, để làm cho tôn quí đạo Thiên Chúa, là Cứu Chúa chúng ta, trong mọi đường''" - Titus 2: 10</ref>).
 
Trong Tân Ước có một từ chủ yếu thể hiện ý niệm về đức tin. Đó là động từ ''πιστευω'' ('''pisteuo'''), cùng nguồn gốc với danh từ ''&pi;&iota;&sigma;&tau;&iota;&sigmaf;'' ('''pi´stis'''). Động từ này có hai nghĩa cơ bản. Thứ nhất, nó có nghĩa là “tin vào điều ai đó nói, chấp nhận một lời tuyên bố (đặc biệt mang tính chất tôn giáo) là đúng.”<ref>Bultmann, Rudof. ''Theological Dictionary of the New Testament'', vol. 6, p. 203.</ref> Thứ hai, đức tin có nghĩa là “tin cậy người nào, khác với tin suông một điều gì.”<ref>Abbot-Smith, G. ''A Manual Lexicon of the Greek New Testament'' (Edinburg: T&T. Clark, 1937), p. 361-62.</ref> Nghĩa này luôn có thể nhận ra được qua việc sử dụng giới từ. Trong Phúc âm Mark 1:15, giới từ ''εν'' (en) được sử dụng, ''"…các ngươi hãy ăn năn và tin phúc âm."'' Giới từ ''εις'' (eis) được dùng trong Công vụ 10: 43, ''"Hết thảy các đấng tiên tri đều làm chứng nầy về Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì được sự tha tội vì danh Ngài."'' [[Sứ đồ Giăng]] đề cập đến việc tin danh Chúa Giê-xu ''εις το ονομα'' - eis to onoma, ''"Nhưng hễ ai nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Thiên Chúa, là ban cho những kẻ tin danh Ngài."''<ref>Phúc âm Giăng 1: 12</ref> Cấu trúc này có ý nghĩa đặc biệt đối với người Do Thái vốn xem danh tánh của một người là hoàn toàn tương đương với người đó. Vì thế, tin vào danh Chúa Giê-xu là đặt lòng tin cá nhân vào chính Ngài.<ref>Ladd, ''Theology of the New Testament'', p. 271-72.</ref> Dựa vào những lý do trên, chúng ta kết luận rằng loại đức tin cần có cho sự [[cứu rỗi]] bao gồm cả “tin rằng” và “tin vào”, tức là chấp nhận một sự thật và tin cậy một người nào đó. Nhất thiết cả hai phải đi đôi với nhau.<ref>Erickson, MillarMillard J., ''Thần học Cơ Đốc giáo'', tập II. Bản Việt ngữ của Viện Thần học Tin Lành Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội (2006), p. 290-91</ref>
 
Luận giải về chức năng của đức tin trong mối tương quan với giao ước của Thiên Chúa, tác giả thư Hebrew trong [[Tân Ước]] viết, ''“Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ (hoặc xác tín) của những điều mình chẳng xem thấy”''.<ref>Hebrew 11:1</ref> ''&Upsilon;&pi;&omicron;&sigma;&tau;&alpha;&sigma;&iota;&sigmaf;'' ('''hy-po´sta-sis'''), được dịch là “sự bảo đảm”, thường xuất hiện trong các văn bản giao dịch cổ viết trên giấy ''papyrus'', chuyển tải ý tưởng cho rằng giao ước hoặc hợp đồng là biểu thị cho sự tin cậy lẫn nhau, bảo chứng cho sự chuyển đổi tài sản sẽ diễn ra đúng như đã cam kết trong hợp đồng. Cũng đồng quan điểm, Moulton và Milligan diễn giải, “Đức tin là hành động bảo chứng cho những gì đang được mong đợi” (''Từ vựng Tân Ước Hi văn'', 1963, p. 660). Từ ''e ‘leg-khos'' trong Hi văn, được dùng để miêu tả “sự xác tín” trong Hebrew 11: 1 miêu tả một sự việc, nhất là sự việc trông có vẻ như mâu thuẫn với những gì đang xảy ra, nhân đó giúp làm sáng tỏ những điều trước đó chưa nhận ra và bác bỏ những gì trông giống như hiện thực. Chứng cớ cho niềm xác tín này là mạnh mẽ và tích cực, ấy chính là đức tin. Đức tin Cơ Đốc, trong ý nghĩa này, không thể đánh đồng với sự cả tin.