Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Đăng Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
Trần Đăng Ninh (1910-1955), tên thật là '''Nguyễn Tuấn Đáng''', quê tại thôn Quảng nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Ông là nhà hoạt động cách mạng và quân sự, Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam) giai đoạn 1950-1955.
==Cuộc đời và sự nghiệp==
===Trước năm 1945===
Lớn lên, ông ra Hà Nội học nghề in và làm thợ tại nhà in Lê Văn Tân. Sau đó, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930 trong phong trào công nhân ngành in. Năm 1936, ông được cử vào nghiệp đoàn bí mật và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
 
Hàng 16 ⟶ 17:
 
Tháng 3 năm 1943, ông vượt ngục lần thứ nhất trốn khỏi nhà tù Sơn La cùng các ông Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân, Lưu Đức Hiểu trở về xuôi và hoạt động trong Ban thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Nhưng đến tháng 9 năm 1943 thì bị bắt lại và bị giam tại nhà tù Hỏa Lò Hà Nội.
===Từ năm 1945 đến khi mất===
 
Tháng 3 năm 1945, ông vượt ngục lần hai. Đây là cuộc vượt ngục có quy mô lớn gồm khoảng 100 tù chính trị, trong đó có các ông Đỗ Mười, Trần Tử Bình. Sau đó, ông được cử làm ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, phụ trách chiến khu Hoàng Hoa Thám. Tháng 8 năm 1945, ông được cử vào Tổng bộ Việt Minh, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc và Đại hội Quốc dân Tân Trào.
 
Cách mạng tháng tám nổ ra, ông được phân công cùng ông Võ Nguyên Giáp chỉ huy quân giải phóng, tiến đánh tinhtỉnh lỵ Thái Nguyên, sau đó bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội.
 
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được cử làm Đặc phái viên của [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Ban Chấp hành Trung ương Đảng]] vào công tác ở [[Miền Trung (Việt Nam)|Trung Bộ]] và [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]], Giữa năm 1946, ông được cử lên công tác tại Phú Thọ. Tại đây, ông bị Quốc dân đảng bắt giam và định thủ tiêu, nhưng ông thoát được.