Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào Cơ Đốc giáo phi hệ phái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
'''Phong trào Cơ Đốc Liên phái''' khởi phát từ trong cộng đồng [[Tin Lành|Kháng Cách]] (''Protestant''), xem mình là một phần của hội thánh chung trong mục tiêu hiệp nhất hội thánh về mặt tổ chức.
 
Khái niệm về hội thánh hữu hình và [[hội thánh vô hình]] đã có từ thời [[Augustine thành Hippo|Augustine]],<ref>Augustine, ''On Christian Doctrine'', p. 32-34</ref> lần đầu tiên được [[Martin Luther]] nêu lên tỏ tường,<ref>Luther, Martin. ''Preface to Revelation''</ref> và sau đó dược [[John Calvin]] đưa vào nên thần học của mình.<ref>Calvin, John. ''Institutes of the Christian Religion'', quyển 4, chương 1, phần 7.</ref> Đó là cách Luther giải quyết điều có vẻ như bất nhất giữa những phẩm chất của Hội thánh như chúng ta thấy được miêu tả trong [[Kinh Thánh]] với những đặc tính của Hội thánh thực ngoài đời, như hiện có trên thế gian này. Ông nêu lên rằng Hội thánh thật (tức hội thánh vô hình) chỉ bao gồm những người được xưng công chính, những người được thông công với [[Thiên Chúa]] trong ơn [[cứu rỗi]] mà thôi.<ref>Erickson, Millard J. Thần học Cơ Đốc giáo. Bản Việt Ngữ của Viện Thần học Tin Lành Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin. Hà Nội, 2007. p. 394</ref>
 
Tuy nhiên, không thể nói rằng mục tiêu hiệp nhất hội thánh trong cấu trúc hữu hình không được xem trọng trong thời kỳ [[Cải cách Kháng Cách]] vào [[thế kỷ 16]]. Các [[nhà cải cách]] tin rằng họ đang nỗ lực sửa đổi hội thánh chung, kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng họ tìm cách ly giáo và rao giảng những giáo lý mới. Theo quan điểm của những nhà cải cách, họ đang trở về những giá trị nền tảng của hội thánh tiên khởi mà giáo hội thời trung cổ đã từ bỏ. Do đó, nguyên lý hiệp nhất hội thánh chung vẫn tiếp tục là giáo lý căn cốt đối với các giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách.