Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khổ (Phật giáo)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
=== Tam khổ ===
Tam khổ là ba nỗi khổ xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ, gồm:
# '''Khổ khổ''' (sa. duḥkha-duḥkha)
#:Nghĩa là khổ vì những sự khổ của thế tục, chẳng hạn khổ vì đói khát, khổ vì phải trải nạn chiến tranh. Đây là mức độ khổ thấp nhất mà ai cũng cảm nhận được.<ref>Diệu Kim (2008), tr. 137</ref>
# '''Hoại khổ''' (sa. vipariṇāma-duḥkha)
#:Nghĩa là khổ vì sự thay đổi. Ở cấp độ này, ngay cả những kinh nghiệm tưởng có vẻ khoái lạc thì cũng là khổ. Sở dĩ con người cảm thấy các kinh nghiệm đó là vui sướng là bởi họ đã so sánh chúng với những kinh nghiệm đau đớn. Sự vui sướng đó chỉ là tương đối. Trong khi đó, sự vật luôn thay đổi, vì vậy sau một thời gian thì những kinh nghiệm tưởng chừng là vui sướng đó chỉ còn là sự nhàm chán, không thỏa mãn,<ref>{{chú thích sách |tựa đề=Tứ diệu đế |họ = Đạt-lai Lạt-ma |tên = XIV |đồng tác giả = Võ Quang Nhân dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính |năm=2007 |nhà xuất bản=Nhà xuất bản Tôn giáo |trang=112-13}}</ref> sự vui sướng rồi cũng mất đi.
# '''Hành khổ''' (sa. saṃskāra-duḥkha)
#:Nghĩa là khổ vì duyên sinh, tức trạng thái khổ ở kiếp này không chỉ là nền tảng cho cái khổ trong kiếp này mà còn là nền tảng cho đau khổ trong kiếp sau. Cái khổ này nối tiếp nhau kéo từ đời này sang đời khác một khi con người vẫn nằm trong vòng [[vô minh]].<ref>Đạt-lai Lạt-ma (2007), tr. 116</ref> Sự nhận biết về khổ ở mức độ này là sâu sắc nhất.<ref>Diệu Kim (2008), tr. 138</ref>