Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tế bào trình diện kháng nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả, replaced: họat → hoạt (6) using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 6:
*[[Tế bào tua]] (''Dendritic cells'')
*[[Đại thực bào]] (''Macrophages'')
*[[Tế bào B]] (''B cells'')
 
Các tế bào này có khả năng [[thực bào]] hiệu quả, qua đó chúng có thể biểu hiện cả những [[kháng nguyên]] lạ từ bên ngoài cũng như kháng nguyên nội sinh. Chức năng quan trọng hơn của những tế bào APC là chúng hoạt hoá [[tế bào T non]] (''naive T cell'') thông qua những [[phân tử đồng kích hoạt]] được biểu hiện trên bề mặt tế bào. Khi các phân tử đồng kích hoạt trên tế bào APC liên kết với những phân tử đặc hiệu tương ứng trên bề mặt tế bào T, những tín hiệu kích thích được truyền đến tế bào T cho phép chúng chuyển đổi thành dạng hoạt động và trưởng thành với đầy đủ các chức năng.
 
Các tế bào tua với phổ trình diện kháng nguyên cực lớn chính là nhóm tế bào trình diện kháng nguyên quan trọng nhất. Các tế bào tua đã được hoạt hóa luôn luôn biểu hiện những phân tử đồng kích hoạt (ví dụ như [[phân tử B7]]) có khả năng hoạt hóa các tế bào T bổ trợ.
 
Tế bào B, với những [[kháng thể]] trên bề mặt, có thể trình diện rất hiệu quả các kháng nguyên đặc hiệu với kháng thể, nhưng lại không hiệu quả đối với các kháng nguyên loại khác. Ngoài ra, một vài dòng tế bào biệt hóa ở một số cơ quan nào đó (ví dụ: [[vi tế bào thần kinh đệm]] (''microglia'') trong não, [[tế bào Kuppfer]] ở gan) vốn có nguồn gốc từ đại thực bào cũng có khả năng hoạt động như các APC.