Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiện Đức nữ vương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: , → , (3), ( → ( (2), ) → ) using AWB
Hoangdat bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up using AWB
Dòng 26:
Sự tồn tại của công chúa Thiện Hoa hiện nay vẫn đang tranh cãi, vì có nhiều bằng chứng lịch sử cho rằng mẹ của [[Nghĩa Từ Vương]] là [[Vương hậu Sataek]], và phủ nhận vai trò lịch sử của Thiện Hoa.
 
[[Chân Bình Vương]] không có con trai, vì thế người đã chọn Thiện Đức lên làm [[Thế nữ]] kế vị. Điều này không có gì khác thường ở Tân La, bởi vì phụ nữ trong thời đại này có vai trò tương đối với nhiều cố vấn, quý phu nhân và vương hậu nhiếp chính xuất hiện ở đât nước.
 
Khắp vương quốc, phụ nữ không phải là người có tiếng nói trong gia đình từ khi chế độ mẫu hệ suy yếu bên cạnh chế độ phụ hệ. Tư tưởng [[Nho giáo]] đã đặt người phụ nữ vào một vị trí thấp, không có tầm ảnh hưởng gì lớn trong xã hội [[Triều Tiên]], cho tới tận giữa triều đại [[nhà Triều Tiên]] thế kỷ thứ XV.
Dòng 35:
Năm 632, Thiện Đức trở thành người lãnh đạo của Tân La, và bà trị vì đến năm 647. Bà là người đầu tiên trong số 3 nữ vương của vương quốc. (Hai người còn lại là [[Chân Đức nữ vương]] và [[Chân Thánh nữ vương]]). Sau khi bà mất, vào năm 654 Chân Đức Nữ Vương lại tiếp tục sự nghiệp của bà.
 
Suốt thời kỳ mà Thiện Đức Nữ Vương trị vì, chiến tranh, bạo lực và loạn lạc xảy ra liên miên giữa Tân La với nước láng giềng [[Bách tế]].
 
Trong mười bốn năm làm nữ vương, sự sáng suốt của bà đã đem lại nhiều lợi ích cho vương quốc. Dưới thời của bà, [[Tân La]] ngày càng nới lỏng sự phụ thuộc vào nước láng giềng [[Trung Quốc|Trung quốc]], hiện lúc đó là [[nhà Đường]], đồng thời bà còn gửi học giả sang Trung Quốc để học hỏi.
 
Giống như Nữ Hoàng đế [[nhà Võ Chu]] là [[Võ Tắc Thiên]] cai trị Trung Quốc, bà là một người sùng [[phật giáo|đạo Phật]] và đã cho xây dựng nhiều ngôi chùa lớn.
Dòng 43:
Bà đã cho xây dựng [[Tháp Thiên văn]], hay [[Cheomseongdae]] ([[Chiêm tinh đài]]), được xem như đài thiên văn đầu tiên ở Phương Đông. Ngôi tháp này vẫn còn tồn tại ở thủ đô vương quốc [[Tân La]] cũ, nay là tỉnh [[Gyeongju]] ([[Kinh Kỳ]]), [[Hàn Quốc]].
 
Trong vương quốc [[Tân La]] dưới triều Thiện Đức, [[Bidam]] ([[chữ Hán]]:毗曇; Bì Đàm) là người đã lãnh đạo một cuộc nổi loạn chống lại bà, vì ông cho rằng “một nữ vương không thể điều hành một quốc gia” (Nguyên văn: 女主不能善理: Nữ vương bất năng thiện lý”<ref>[http://english.historyfoundation.or.kr/?sub_num=32 (7. Silla and Wa) - Bidam]</ref>
 
Truyền thuyến nói rằng, trong cuộc binh biến này, có một ngôi sao đã rơi xuống, Bidam và tùy tùng cho rằng đó chính là dấu hiệu kết thúc giai đoạn trị vì của Thiện Đức Nữ Vương. [[Kim Yu Shin]] ([[chữ Hán]]:김庾信, Kim Dữu Tín) đã khuyên nữ vương thả lên trời một con diều lửa, đó cũng báo hiệu rằng ngôi sao nọ sẽ sớm trở về chỗ của nó.