Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tam Pháp Ty (nhà Nguyễn)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bổ sung thêm
n nhỏ
Dòng 1:
'''Tam Pháp Ty''' là cơ quan nhận đơn khiếu nại của những người bị quan lại triều [[nhà Nguyễn|Nguyễn]] ở [[Việt Nam]] xử oan ức.
 
Cơ quan này được lập ra năm [[1832]], dưới thời vua [[Minh Mạng]], gồm có đại diện của [[Bộ Hình]] (Tư pháp), [[Đô sát viện nhà Nguyễn|Viện Đô Sát]] (Viện Giám sát) và Đại Lý Tự (Tòa Phá án). Nơi đặt Tam Pháp Ty ngày xưa ở gần cửa Thượng Tứ (có tên chữ là Đông Nam Môn), nằm ở góc Đông Nam [[Kinh thành Huế]]).
 
Hàng tháng cứ vào các ngày 6, 15, 26 [[âm lịch]] thì Tam Pháp Ty mở hội đồng để xét xử (giống như Phòng tiếp dân ngày nay). Nếu không gặp đúng ba ngày ấy, thì người đội đơn phải đến trước cửa Tam Pháp Ty đánh trống để được cầu minh xét. Chiếc trống ấy gọi là trống Đăng Văn (đánh lên để mọi người nghe thấy). Thoạt tiên, đương sự phải đánh ba tiếng trống thật mạnh, tiếp theo là một hồi trống đánh mau hơn. Một viên chức sẽ ra nhận đơn, đồng thời sẽ tạm giam người đệ đơn để làm rõ vụ việc. Nếu kêu oan bừa bãi sẽ bị nghiệm trị. Đơn ấy được trực thần dâng lên nhà vua. Vua xem và phê xong, sẽ giao cho Tam Pháp Ty nghị xử và nhà vua sẽ là người quyết định sau cùng. Vì có trống Đăng Văn này nên ngày xưa trong nội thành, dân chúng không ai được đánh trống để khỏi lẫn với tiếng trống kêu oan <ref>Theo Nguyễn Đắc Xuân, "Tam Pháp Ty" trong sách ''Hướng dẫn tham quan Kinh thành Huế''. Nxb Thuận Hóa, 1994, tr. 125-126.</ref>.