Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vật lý thiên văn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: Thêm thể loại, replaced: mặt trăng → Mặt Trăng using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Keplers supernova.jpg|phải|nhỏ|300px|[[Siêu tân tinh Kepler]]]]
 
'''Vật lý thiên văn''' là một phần của ngành [[thiên văn học]] có quan hệ với [[vật lý học|vật lý]] trong [[vũ trụ]], bao gồm các tính chất vật lý ([[cường độ ánh sáng]], [[tỉ trọng]], [[nhiệt độ]], và các thành phần [[hóa học]]) của các [[thiên thể]] chẳng hạn như [[sao|ngôi sao]], [[thiên hà]], và [[không gian liên sao]], cũng như các ảnh hưởng qua lại của chúng. Công việc nghiên cứu [[Vật lý vũ trụ học]] là vật lý thiên văn mang tính lý thuyết trong phạm vi rộng nhất.
 
Bởi vì ngành vật lý thiên văn là một lĩnh vực mênh mông, nên các ''nhà vật lý học thiên thể'' thường áp dụng các ngành khoa học khác trong vật lý, bao gồm [[cơ khí]], [[điện từ học]], [[cơ học thống kê]], [[nhiệt động lực học]], [[cơ học lượng tử]], [[tính tương đối]], [[vật lý nguyên tử]], [[vật lý hạt nhân]], và [[vật lý nguyên tử, phân tử]] và [[quang học]]. Trong thực nghiệm, ngành nghiên cứu thiên văn hiện đại bao gồm một phần quan trọng dựa trên nền tảng vật lý cơ bản. Tên gọi của ngành học trong các trường đại học ("vật lý thiên văn" hay "thiên văn học") thường liên quan nhiều đến lịch sử của ngành hơn là nội dung nghiên cứu. Vật lý thiên văn được đào tạo trong rất nhiều trường đại học với bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thông qua các khoa như [[kỹ thuật hàng không vũ trụ]], [[vật lý học|vật lý]] hoặc [[thiên văn học]].