Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghìn lẻ một đêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 14512654 của Hachi ft Somo (Thảo luận) bản dịch này phiên là Xin bát, không có một câu nào ghi Sinbad hết
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 35:
Cũng như truyện dân gian của các nước khác, những câu chuyện trong ''Nghìn lẻ một đêm'' phản ánh nguyện vọng và ước mơ của quần chúng nhân dân trong xã hội bị áp bức, đè nén. Họ luôn luôn mong muốn được sống trong cảnh thái bình yên vui, được gặp nhiều may mắn, hạnh phúc ấm no. Khát vọng này thể hiện qua những truyện nổi tiếng nhất của tập truyện, chẳng hạn truyện ''[[Aladdin và cây đèn thần]]'' kể về chàng trai Aladdin, con của một người thợ may [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]]. Bị một con phù thủy dẫn xuống hang ngầm, tại đây chàng tìm thấy một cây đèn, trong đó có nhốt vị thần có thể biến mọi ước mơ thành hiện thực, nhờ đó chàng trở nên giàu có và được cưới công chúa Badroulboudour. Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động cần cù, chăm chỉ, kiên cường dũng cảm và thông minh tài trí, giàu lòng thương người đồng thời vạch trần bản chất tàn ác của bọn vua chúa, quan lại, phú thương, [[phù thủy]],... thể hiện chân lý thiện thắng ác, chính thắng tà, ở hiền gặp lành, và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cuộc hành trình trên mặt biển của thủy thủ Sinbad là một ví dụ, với những cuộc phiêu lưu kỳ thú của chàng Sinbad lên một hòn đảo nhưng thực chất là một con cá khổng lồ, lạc đến một thung lũng đầy đá quý và chàng đã mưu trí trốn ra được, đâm mù mắt gã khổng lồ ăn thịt người và giết chết chúa tể của biển cả. Truyện ''Ali Baba và 40 tên cướp'' ca ngợi tài trí thông minh và dũng cảm của cô gái Morgiana đã cứu sống gia đình bác tiều phu Ali Baba khỏi những tên cướp. Câu chuyện Người câu cá với vị thần kể về một ngư phủ vớt chiếc lọ có nhốt một vị thần, nhờ tài trí mà gã ta đã khiến vị thần khuất phục và trung thành phục vụ cho mình. Với sự giúp đỡ của vị thần, gã đã cứu hoàng tử khỏi pháp thuật và được tưởng thưởng xứng đáng.
 
Với hàng trăm câu chuyện hoàn chỉnh, bao gồm truyện lịch sử, truyện tình, bi kịch, hài kịch, thơ, truyện hài và truyền thuyết Hồi giáo cấu thành tác phẩm, ''Nghìn lẻ một đêm'' có một giá trị hết sức to lớn trong việc phản ánh một thế giới muôn mặt trong đời sống hiện thực xã hội Arap thời [[Trung Cổ|Trung cổ]], thông qua một óc tưởng tượng cực kỳ phong phú, chủ đề vô cùng khác lạ, nhân vật đủ mọi loại vẻ, với những khung cảnh vừa rộng lớn vừa luôn luôn thay đổi. Về nghệ thuật, ''Nghìn lẻ một đêm'' hết sức hoàn chỉnh về kết cấu, bất ngờ trong việc dẫn dắt mạch truyện, phức tạp mà rất chặt chẽ trong các tình tiết và cũng rất điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ, mặc dù có một số truyện qua tay nhiều người, được nhiều thế hệ ghi chép nên đã ít nhiều bị pha tạp hoặc bị hiện đại hóa.
 
== Nhận xét, đánh giá ==
Dòng 72:
 
=== Trong văn hóa Ả Rập ===
Có ít bằng chứng cho thấy trong quá khứ ''Nghìn lẻ một đêm'' đã được thế giới Ả Rập trân quý. Nó ít được nhắc đến trong danh sách các tác phẩm văn học phổ biến và có rất ít bản thảo trước thế kỷ 18 còn sót lại.<ref>Reynolds (2006), tr. 272</ref> Trong thế giới Ả Rập thời Trung cổ, truyện giả tưởng có địa vị văn hóa thấp hơn so với thơ. Người ta xem tập truyện này là thứ ''khurafa'' (truyện không chắc có thực chỉ dành cho phụ nữ và trẻ em giải trí). Theo Robert Irwin, "Ngay cả thời nay, trừ một số nhà văn và viện sĩ, ''Nghìn lẻ một đêm'' vẫn còn bị khinh bỉ trong thế giới Ả Rập. Những mẩu truyện này bị xem là thông tục, không chắc có thực, ấu trĩ và được viết rất tệ hại".<ref>Irwin (2005), tr. 81-82</ref> Tuy nhiên, ''Nghìn lẻ một đêm'' vẫn là nguồn cảm hứng cho một số nhà văn hiện đại người Ai Cập, chẳng hạn [[Tawfiq al-Hakim]] (tác giả của vở kịch tượng trưng nhan đề ''Shahrazad'', 1934), [[Taha Hussein]] (tác giả của ''Scheherazade's Dreams'', 1943)<ref name="Encyclopaedia Iranica">{{chú thích web|url=http://www.iranicaonline.org/articles/alf-layla-wa-layla |title=Alf layla wa layla |publisher=Encyclopaedia Iranic |date= |accessdate=2013-10-18}}</ref> và [[Naguib Mahfouz]] (tác giả của ''Những ngày và đêm Ả Rập'', 1981).
 
=== Các ảnh hưởng ban đầu lên văn học châu Âu ===