Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ 1908”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 62:
 
====Tại Phú Yên====
Khởi đầu là cuộc vận động “cắt tóc” diễn ra sôi nổi trong dân chúng khắp nơi trong tỉnh. Cuộc vận động này dần trở thành một phong trào làm cho chính quyền thực dân lo ngại. Hành động tiếp theo của người dân (chủ yếu là nông dân, trên tay không vũ khí) là tổng tiến hành các cuộc biểu tình đưa kiến nghị lên các quan phủ huyện đòi giảm sưu thuế.
 
Đầu tiên là ở huyện [[Đồng Xuân]]. Ngày 5 [[tháng năm|tháng 5]] năm [[1908]], nhờ một số nhân sĩ hướng dẫn, đông đảo người dân đã kéo đến huyện lỵ để xin giảm sưu thuế. Ngày 11 tháng 5 năm 1908, một đoàn biểu tình khác khoảng 200 người kéo đến phủ đường [[Tuy An, Phú Yên|Tuy An]], hô vang các khẩu hiệu đòi giảm sưu thuế. Một số người bị kích động xông vào đoạt súng của giám binh Pháp Fourré, nhưng liền bị đẩy lui.
Dòng 80:
 
==Gửi cáo trạng==
Nhờ có sự can thiệp của Hội Nhân quyền Pháp, [[Phan Châu Trinh]] được trả tự do trước thời hạn và đưa về [[Mỹ Tho]] để chịu sự quản thúc ([[1911]]). Cũng trong năm này, theo yêu cầu của ông, ông được nhà cầm quyền thực dân cho đi [[Pháp]] cùng với con trai là Phan Châu Dật.
 
Đến nơi, việc đầu tiên của ông là đưa cho Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người chống sưu thuế năm 1908 (thường gọi là ''Trung Kỳ dân biến thủy mạt ký'', có nghĩa: Ghi chép đầu đuôi việc dân biến ở Trung Kỳ).