Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
 
==Vương phi tương lai==
Sau khi [[Triều Tiên Triết Tông]] qua đời khong có người thừa tự, [[Triết Nhân vương hậu|Đại phi Triết Nhân]], vợ góa của Triết Tông là người của Gia tộc Kim Andong nắm quyền thông qua quyết định chọn một người trị vì Vương thất Triều Tiên. Mùa thu năm 1864, con trai thứ hai của [['''Hưng Tuyên Đại Viên Quân''']] được chọn làm người nối ngôi trở thành [[Triều Tiên Cao Tông]].
 
Mẫn thị sinh ra trong gia tộc họ Mẫn, vào ngày 19 tháng 10 năm 1851, là con gái của Mẫn Trí Lộc (Min Chi-rok(민치록,闵致禄)). Bà được biết với tên Mẫn Tư Anh (Min Ja Yeong(민자영)), tuy nhiên điều này không được xác nhận. Năm 8 tuổi, bà trở thành mồ côi và cũng là điều may mắn khi đó chính là nguyên nhân bà được chọn trở thành Vương phi của Nhà vua.
 
Khi Cao Tông được 15 tuổi, Vương thất quyết định chọn cho ông một Vương phi để củng cố quyền lực, [[Hưng Tuyên Đại Viện Quân]] tìm kiếm một tiểu thư ít thân nhân để không làm chi phối quyền lực Vương thất. Thông qua Phủ Đại phu nhân(여흥 부대 부인,骊兴府大夫人, vợ của Hưng Tuyên quân và là mẹ vua Cao Tông) cũng là một người trong gia tộc họ Mẫn, quyết định chọn con gái của Mẫn Trí Lộc trở thành Vương phi.
 
Qua một cuộc tuyển chọn và một loạt những nghi thức rườm rà, phức tạp, ngày 20 tháng 3 năm 1866, bà được chính thức sắc phong Vương phi của '''Đại Triều Tiên quốc''', trở thành Quốc mẫu khi bà 16 mới tuổi. Sở dĩ tước vị chính thức của bà khi còn sống là Vương phi, nhưng sau khi bà mất, Hoàng đế Cao Tông đã truy phong cho bà trở thành [[Hoàng hậu]].
 
==Can thiệp chính sự==
Mẫn thị đăng quang vào giai đoạn cuối [[nhà Triều Tiên]], khi đất nước đang trong cảnh bên ngoài chịu áp lực từ [[Trung Quốc]], [[Nga]], [[Nhật Bản]] và các nước [[phương Tây]], bên trong ẩn chứa nhiều hiểm họa và rối ren về chính trị và bị chi phối bởi nhiều thế lực. Tuy nhiên, vị Vương phi này đã chứng tỏ cho mọi người thấy mình là một bậc quốc mẫu hết sức đặc biệt trong lịch sử của [[Hàn Quốc]].
 
Các Vương phi trước đây thường hay buông rèm nhiếp chính, nắm giữ quyền lực thay cho con hoặc cháu của mình, nhưng với Mẫn thị thì khác. Bà là người luôn đi đầu trong xúc tiến cải cách, mở cửa bằng trí tuệ và sự sáng suốt của mình. Có tài năng ngoại giao xuất chúng, bà đã trở thành một nhà chính trị có chính sách bảo vệ quyền tự chủ của quốc gia thông qua việc bắt tay với các cường quốc trên thế giới.