Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trí thức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
== Vai trò trong xã hội ==
Nhà trí thức nghiên cứu, phân tích, và chỉ trích trong các cuộc tranh luận cũng như các hoạt động công cộng, để gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Điều này có thể đưa tới những xung đột với các chính trị gia, cũng như những người cầm quyền. Đối với chính phủ của một nước thái độ của họ có thể là ra mặt ủng hộ những dự định cải tổ hay chống đối lại chúng. Giới trí thức như vậy cũng là những người tạo ra các ý thức hệ hoặc là những người chỉ trích.
Khi nào mà quan điểm họ đồng tình với những người nắm quyền, họ có thể là những người giúp đỡ rất hiệu lực, ngược lại khi không đồng ý, họ trở thành những nhà bất đồng chính kiến và có thể bị trù dập. Những nhà bất đồng chính kiến thành công có thể được tham dự vào chính quyền. Vì vậy đối với chính quyền giới trí thức là những thành phần khó đối phó cũng như là những phương tiện đắc lực trong việc phát triển xã hội. Triết gia Pháp [[Julien Benda]] (1867-1956) từ năm 1927 đã nhấn mạnh trong bài viết nổi tiếng của ông ''Sự phản bội của giới trí thức'' cái khuynh hướng của các nhà trí thức, trở thành những người góp phần thực hiện những quyền lợi cũng như ý thức hệ của xã hội.<br />
Giới trí thức phát triển những quan hệ bán chính thức với nhau, ra ngoài khuôn khổ làm việc và gia đình. Nhờ vậy nhóm trí thức mà giúp đỡ cho giới cầm quyền trong chính phủ thường có nhiều tin tức hơn họ, hay những người cùng hoạt động chính trị với mình, bởi vậy thường được trọng nể, mặc dù cũng bị nghi ngờ vì có quan hệ với các đối thủ chính trị. Còn nhóm trí thức đối lập thì thường hiểu biết hơn là dân chúng trung bình, ngay cả khi hệ thống chính quyền giới hạn chặt chẽ quyền tự do báo chí. Sự hiểu biết về những chi tiết trong chính quyền thường làm cho họ trở thành mục tiêu để các nước khác dò hỏi.
 
==Tham khảo==
{{tham khảo|2}}