Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tripoli, Liban”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sơ khai https://en.wikipedia.org/wiki/Tripoli,_Lebanon
 
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 40:
'''Tripoli''' ({{lang-ar|طرابلس}} / [[ALA-LC]]: ''Ṭarābulus'';{{efn|Phát âm tên Ả Rập của Tripoli được viết là طَرَابُلُس theo [[dấu Ả Rập]].<ref>{{cite web|url=http://geographic.org/geographic_names/name.php?uni=6486705&fid=3654&c=lebanon |title=طَرَابُلُس: Lebanon
|work=Geographical Names |accessdate=2010-12-13}}</ref>}} [[tiếng Ả Rập Liban]]: ''Ṭrāblos'';<ref>{{cite web|url=http://geographic.org/geographic_names/name.php?uni=544730&fid=3648&c=lebanon |title=Trâblous: Lebanon
|work=Geographical Names |accessdate=2010-12-13}}</ref> {{lang-el|Τρίπολις}} / ''Tripolis'') là [[thành phố]] lớn nhất miền bắc [[Liban]] và là thành phố lớn thứ hai nước này, cách thủ đô [[Beirut]] 85 &nbsp;km về phía bắc. Tripoli là tỉnh lỵ [[tỉnh Bắc (Liban)|tỉnh Bắc]] của Liban, đồng thời là quận lỵ của [[Tripoli (quận)|quận Tripoli]]. Thành phố trông ra [[Địa Trung Hải]] và là [[cảng]] xa nhất về phía đông của Liban. Ngoài khơi thành phố có bốn đảo nhỏ, trong đó đảo lớn nhất đã được [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] tuyên bố là [[Khu bảo tồn thiên nhiên quần đảo Cây Cọ|khu bảo tồn thiên nhiên]] vào năm 1992 nhờ sở hữu [[hệ sinh thái]] đa dạng.
 
Với lịch sử bắt đầu từ thế kỷ 14 trước Công nguyên, Tripoli là nơi có [[pháo đài]] Raymond de Saint-Gilles lớn nhất Liban và là thành phố theo lối [[kiến trúc Mamluk]] lớn thứ hai sau [[Cairo]], Ai Cập. Thời cổ đại, thành phố là trung tâm của bang liên [[Phoenicia]] bao gồm [[Týros]], [[Sidon]] và [[Arados]], vì vậy mới được gọi là Tripoli, nghĩa là "ba thành phố" trong tiếng Hy Lạp. Thành phố từng nằm dưới sự cai trị của [[Assyria]], [[Nhà Achaemenes]], [[Đế quốc La Mã]], [[Đế quốc Đông La Mã]], [[Khalifah]], [[Đế quốc Seljuk]], [[Các nhà nước Thập tự chinh]], các [[chiến binh Mamluk]], [[Đế quốc Ottoman]] và [[Pháp]]. Quân Thập tự chinh đã thiết lập [[Đất bá tước Tripoli]] tại đây vào thế kỷ 12.
Dòng 108:
===Tòa thành Raymond de Saint-Gilles===
{{main|Thành Raymond de Saint-Gilles}}
Tòa thành được đặt tên theo [[Raymond de Saint-Gilles]] - người chiếm Tripoli năm 1102 và chỉ huy xây dựng một thành trì mà ông gọi là Mont Pelerin. Lâu đài này bị thiêu rụi vào năm 1289 và nhiều lần được xây lại.
 
Về sau thành này được Đế quốc Ottoman xây lại và tồn tại đến ngày nay. Thành có cánh cổng khổng lồ, trên đó có bản khắc của Süleyman Vĩ Nhân - người đã cho khôi phục thành này. Đầu thế kỷ 19, thành được phục dựng đáng kể bởi [[Mustafa Agha Barbar]] - Toàn quyền Ottoman của Tripoli.
Dòng 114:
===Tháp đồng hồ===
[[File:TelClock.jpg|thumb|Tháp đồng hồ Al-Tell]]
Tháp đồng hồ là một trong những biểu tượng của Tripoli. Tháp nằm ở quảng trường Al-Tell, được xây vào năm 1906 để kỷ niệm 30 năm trị vì của hoàng đế Ottoman [[Abdul Hamid II]]. Tháp được sửa chữa hoàn toàn vào năm 1992 bằng kinh phí do cá nhân ông Sobhi Akkari - lãnh sự danh dự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Liban - tài trợ. Cạnh tháp này là công viên "Al Manshieh" - một trong những công viên cổ nhất thành phố luôn thu hút đông người lui tới.
 
===Hammam===
Dòng 132:
 
==== Đảo Bellan ====
Tên gọi của đảo xuất phát từ tên một loài cây trên đảo được dùng làm chổi. Một số người cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Pháp ''baleine'' (nghĩa là "cá voi xanh").
 
==== Đảo Fanar ====
Dòng 140:
=== Nhà thờ Ki-tô giáo ===
Sự hiện diện của nhiều nhà thờ Ki-tô giáo nhắc nhớ người ta về quá khứ của thành phố. Các nhà thờ này cũng cho thấy sự đa dạng trong cộng đồng người theo đạo này ở Liban nói chung và Tripoli nói riêng:
Một số nhà thờ ở Tripoli là: Nhà thờ Công giáo Beshara, Nhà thờ Rửa tội Phúc Âm Armenia, Nhà thờ Latinh (Nhà thờ La Mã), Nhà thờ Moutran, Nhà thờ Chính thống giáo Armenia, Nhà thờ Công giáo Hy Lạp, Nhà thờ St Efram dành cho Chính thống giáo Assyria, Nhà thờ Chính thống giáo St. Elie, Nhà thờ Công giáo St. Jorjios, Nhà thờ chính tòa Chính thống giáo St. Jorjios, Nhà thờ Chính thống giáo St. Jorjios, Nhà thờ Công giáo St. Joseph Al-Serian, Nhà thờ St. Maroon, Nhà thờ Marôn St. Mary Salvador,...
 
=== Thánh đường Hồi giáo ===