Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quang Hưng (ca sĩ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 10:
| Nguyên quán = [[Bình Giang]], [[Hải Dương]], [[Việt Nam]]
}}
Nghệ sĩ '''Quang Hưng''' là một trong những ca sĩ lớn thuộc thế hệ đầu tiên của dòng [[nhạc cách mạng]] Việt Nam. Ông được các chiến sĩ mệnh danh là ''chim sơn ca của các chiến lũy''. Tên tuổi ông gắn liền với những ca khúc như ''Anh quân bưu vui tính'' (Đàm Thanh), ''[[ The Ballad of Ho Chi Minh| Bài ca Hồ Chí Minh]]'' ([[Ewan MacColl]]), ''[[Tiến về Sài Gòn]]'' ([[Lưu Hữu Phước]]), ''[[Người Hà Nội]]'' ([[Nguyễn Đình Thi]]),... Giọng ca của Quang Hưng được nghệ sĩ nhân dân [[Quang Thọ]] nhận xét là chất giọng thép, giàu tính học thuật. Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu [[nghệ sĩ ưu tú]].
==Tiểu sử==
Nghệ sĩ ưu tú ''Quang Hưng'' sinh ra trong một gia đình nghệ thuật yêu nước. Phụ thân ông là cụ Lê Phổ Văn, giỏi Nho học và Tây học, từng cắp tráp theo hầu cụ [[Phan Bội Châu]]. Thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Hiên, đàn hay, hát giỏi, từng là một giọng ca trù nổi tiếng của [[Hưng Yên]] hồi đầu thế kỷ trước. Ông thừa hưởng tình yêu nghệ thuật từ mẹ và sự cứng cáp rắn rỏi sau này của ông từ bố trong giọng hát cũng như trong tính cách. Quang Hưng là Thiếu sinh quân đặc khu Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến, ông làm liên lạc viên và hoạt động nghệ thuật phục vụ các chiến sĩ cảm tử Liên khu Nam Hà Nội.
 
==Sự nghiệp==
Bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 13 tuổi, năm 1946, tạm biệt mẹ và [[Hà Nội]], ông đã trở thành chiến sĩ - ca sĩ theo chân các chú bộ đội tiến bước trên mọi nẻo đường gian khổ của dân tộc.
 
Năm [[1948]], Quang Hưng tham gia Đội Tuyên truyền của Trung đoàn Thăng Long rồi về Bộ Tư lệnh Liên khu III vào năm [[1949]]. Năm [[1953]], ông được cử sang Trung Quốc học quân sự kiêm phiên dịch và huấn luyện tại Trung đoàn cao xạ pháo (E 367). Năm 1954 về nước tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ. Năm [[1955]], ông tham dự cuộc thi hát toàn quân “Người lính hát hay và hay hát” đã đoạt giải nhất, được [[Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam|Tổng cục Chính trị]] điều về Đoàn Ca múa Tổng cục làm ca sĩ và năm [[1957]] cùng Đoàn Ca múa tham dự Liên hoan Thanh niên sinh viên Thế giới lần thứ 6 tại [[Mát-xcơ-va]].
 
Sau đó Quang Hưng được cử đi học tại Nhạc viện [[Trai-cốp-xki]]([[Liên Xô]]). Trở về phục vụ đất nước, ông đã cùng Đoàn Văn công giải phóng miền Nam thăm và biểu diễn tại 7 nước xã hội chủ nghĩa với tư cách là một nghệ sĩ đơn ca, kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc.
 
Năm [[1967]], nhạc sĩ [[Lưu Hữu Phước]] ra Hà Nội đưa cho Quang Hưng bản nhạc ''[[Tiến về Sài Gòn]]'' yêu cầu ông ghi âm, một bản hát bằng tiếng miền Bắc, một bản nhất thiết phải hát bằng giọng miền Nam. Băng cát-xét được mang vào [[Sài Gòn]], sau đó bị thất lạc. Nhạc sĩ [[Lưu Hữu Phước]] phải cất cuộn băng thứ hai vào hộp đạn, giấu trong thùng gạo chuyển vào mặt trận. Mùa xuân 1975, nhạc sĩ [[Lưu Hữu Phước]] trao lại cho cánh quân đánh chiếm Đài Phát thanh. Trưa 30/4/1975, nghệ sĩ Quang Hưng theo dõi Đài Phát thanh Sài Gòn, vào lúc 12 giờ 15 phút, tiếng nhạc hùng tráng bài ''Tiến về Sài Gòn'' vang lên khắp thành phố.
Dòng 29:
 
==Chú thích==
*[http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/nhac/lang-nhac/nsut-quang-hung-toi-khong-day-dut-dieu-gi-1875747.html| NSƯT Quang Hưng: ‘Tôi không day dứt điều gì']
*[http://danso.giadinh.net.vn/van-hoa/nsut-quang-hung-doi-nhu-mot-khuc-quan-hanh-22471.htm| NSƯT Quang Hưng: Đời như một khúc quân hành ]
*[http://baicadicungnamthang.net/nghe-si/quang-hung| NSƯT Quang Hưng trên Baicadicungnamthang.net]
*[http://www.youtube.com/watch?v=1FUT6iIef5g| Chương trình Giọng ca vàng qua các thế hệ: NSƯT Quang Hưng trên ANTV]
 
{{sơ khai ca sĩ}}
 
[[Thể loại:Ca sĩ nhạc đỏ Việt Nam]]
[[Thể loại:Nghệ sĩ Ưu tú]]
[[Thể loại:Người Hải Dương]]
{{sơ khai ca sĩ}}