Khác biệt giữa bản sửa đổi của “AIDC F-CK-1 Ching-kuo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 20:
}}
 
'''AIDC F-CK-1 ''Ching-kuo''''' (''經國號戰機'' - ''Kinh Quốc hiệu chiến cơ'') là một [[máy bay tiêm kích]] hạng nhẹ của [[Không quân Trung Hoa Dân Quốc]], nó mang tên của [[Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc]] là [[Tưởng Kinh Quốc]]. Nó bắt đầu hoạt động chính thức vào năm [[1994]], đã có 131 chiếc máy bay được sản xuất tính đến năm [[1999]].
 
Mặc dù tên gọi và thông thường được biết đến là '''Indigenous Defence Fighter''' (IDF - Máy bay tiêm kích Phòng thủ Nội địa), dự án là một nỗ lực chung giữa các công ty quốc phòng của [[Đài Loan]] và [[Hoa Kỳ]], công đoạn lắp ráp cuối cùng được thực hiện bởi [[Aerospace Industrial Development Corporation]] (AIDC) (có cơ sở tại [[Đài Trung]], [[Đài Loan]]). Chương trình IDF được bắt đầu khi việc thu mua những máy bay [[Northrop F-20 Tigershark|F-20 Tigershark]] của Hoa Kỳ gặp những vấn đề về chính trị.
Dòng 30:
 
== Thiết kế ==
[[Tập tin:IDF Pre-production.jpg|nhỏ|Mẫu tiền sản xuất F-CK-1A.]]
 
[[Aerospace Industrial Development Corporation|AIDC]] chính thức bắt đầu phát triển dự án IDF vào năm [[1982]], do sự thất bại của không quân Đài Loan (ROCAF) trong việc thu mua những [[máy bay tiêm kích]] mới từ [[Hoa Kỳ]] trước sức ép ngoại giao của cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Dự án có tên gọi là ''An Hsiang'' và được chia ra làm 4 bộ phận vào năm [[1983]]:
Dòng 48:
Những nhu cầu động cơ đã thay đổi sau khi vai trò của IDF được chuyển từ một [[máy bay tiêm kích đánh chặn]] thành một [[máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không]] vào cuối năm [[1982]]. ITEC đã đổi tên hoàn toàn từ TFE-1042-7 thành TFE-1042-70 - ví dụ, tỷ lệ đường vòng được thay đổi từ 0,84 thành 0,4, và vốn đầu tư tăng từ 1,8 tỷ USD lên thành khoảng 3,2 tỷ [[Đô la Mỹ|USD]]. Tuy nhiên, để tránh những sức ép từ [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu mọi công ty Hoa Kỳ hợp tác với Đài Loan trong dự án IDF tiếp tục không được phô trương. Bởi vậy mà việc xem "TFE-1042 đơn thuần là động cơ dân sự TFE-731 với khả năng đốt nhiên liệu phụ trội" chưa bao giờ hoàn toàn bị xóa bỏ.
 
Năm [[1985]], xem xét sơ bộ về thiết kế IDF đã phát hiện một số hiệu suất không đáp ứng được nhu cầu đề ra, và người ta đã xác định phải nâng cấp lực đẩy của động cơ thêm 10% là giải pháp đơn giản nhất. Vì những hạn chế giấy phép xuất khẩu từ Hoa Kỳ, ITEC sử dụng [[FADEC]] để tăng giới hạn lực đẩy dưới một độ cao nhất định (sự hạn chế không được gỡ bỏ cho đến năm [[1990]]). Dù nâng cấp về bản chất là sử dụng cấu hình của TFE-1088-11, để giảm bớt việc can thiệp chính trị, ITEC đã đổi tên gốc, phiên bản lực đẩy thấp hơn như TFE-1042-X70 và tên gọi TFE-1042-70 được giữ lại cho phiên bản nâng cấp.
 
Năm [[1998]], ITEC quyết định đầu tư vào động cơ TFE-1088-12 lực đẩy 12.000&nbsp;lbf (53&nbsp;kN), được chỉ định lại tên gọi là TFE-1042-70A vì lý do chính trị. Những nghiên cứu sơ bộ chỉ ra IDF có thể đạt được vận tốc hành trình cao với [[động cơ]] mới. Cùng lúc, [[General Electric Aviation|General Electric]] quyết định đưa vào thị trường động cơ J101/SF, một phiên bản nhỏ hơn của F404. Tuy nhiên sau khi IDF đặt mua, đơn đặt hàng đã phải dừng nửa chừng do vấn đề về ngân sách, kế hoạch nâng cấp động cơ TFE-1088-12 cũng kết thúc.<ref>{{chú thích sách | last = Hua | first = Hsi-Chun | title = Story of Yun Han | year = 1997 | publisher = China Productivity Center | language=Chinese}}</ref> Từ đó, có nhiều lời đồn rằng AIDC đã hoàn thành động cơ nâng cấp bằng nhưng nghiên cứu riêng, tuy nhiên, ROCAF và AIDC chưa bao giờ chính thức công bố bất kỳ việc nâng cấp động cơ phi đội IDF nào.
Dòng 61:
Điều này cũng cần phải chú ý là sự giúp đỡ của GD bị giới hạn bởi lệnh hạn chế xuất khẩu vũ khí của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, lệnh này giới hạn công việc của GD với cố vấn thiết kế ban đầu nhưng không được phát triển xa hơn, sản xuất hay tiếp thị.
 
Nhiều khái niệm thiết kế khung máy bay khác nhau đã được khảo sát (như ống đẩy vec-to 2D của XX-201, cánh tam giáp kép/cánh đuôi kép 401). Sau khi động cơ General Electric J79 chính thức bị hủy bỏ vào năm [[1983]], 3 cấu hình khác đã được AIDC đề xuất. Cấu hình A tương tự như F-5E. Cấu hình B tương tự [[Eurofighter Typhoon]] và [[Saab JAS 39 Gripen|Saab Gripen]]. Cấu hình C tương tự [[McDonnell Douglas F-15 Eagle|F-15]]. Cùng lúc, GD đã làm việc song song trên cấu hình G. Dần dần G-4 được lựa chọn, nhưng với nhiều đặc tính kết hợp của C-2. Trong thời gian này, dự án được đặt tên là "Light Weight Defense Fighter" (Máy bay tiêm kích phòng thủ hạng nhẹ). Năm [[1985]], thiết kế dựa trên cấu hình đã được mở rộng thành thiết kế sơ bộ SE-1. Cuối năm [[1985]], AIDC quyết định bỏ qua giai đoạn nguyên mẫu và trực tiếp đi thẳng vào giai đoạn Full Scale Development (FSD - Phát triển đúng kích thước), để giảm bớt thời gian và tiết kiệm chi phí. Dự án một lần nữa được đổi tên thành "Indigenous Defense Fighter" (Máy bay tiêm kích nội địa). 4 máy bay FSD đã được chế tạo, với 3 chiếc một chỗ và 1 chiếc hai chỗ.<ref name = "yangpaochih">{{chú thích sách | last = Yang | first = Pao-Chih | title = Soaring Eagle: A Development Story of Taiwan's Indigenous Defense Fighter | publisher = Yun Hao Publishing| language=Chinese}}</ref>
 
=== Thiên Lôi: Hệ thống điện tử tích hợp ===
IDF trnag bị với [[ra đa|radar]] xung Doppler multi-mode GD-53 ''Golden Dragon'', về cơ bản là General Electric [http://www.lockheedmartin.com/data/assets/7729.pdf AN/APG-67] băng tần X phát triển cho F-20, loại radar này được khẳng định chia sẻ một số thành phần và công nghệ của radar [[AN/APG-66]] trên [[General Dynamics F-16 Fighting Falcon|F-16]], và loại radar phỏng theo này sẽ giúp khả năng look-down và shoot-down của GD-53 được tăng cường đáng kể khi so sánh với bản gốc [http://www.lockheedmartin.com/data/assets/7729.pdf AN/APG-67], có tầm hoạt động ngang [[AN/APG-66]]. [[Ra đa|Radar]] có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và tấn công 1 trong 10 mục tiêu theo dõi với [[tên lửa không đối không]] dẫn đường bằng radar bán chủ động. Thiết kế vốn đã hạn chế, vì vậy IDF hớp nhất một hệ thống điều khiển [[các hệ thống kiểm soát bay|fly-by-wire]] tự động hoàn toàn dư ba hiện đại. Hệ thống điện tử dựa vào kiến trúc mô-đun với kênh MUX số (bộ dồn kênh số) MIL-STD-1553B dư hai. Hệ thống dẫn đường quán tính Honeywell H423, RHAWS TWS-95, và màn hình hiển thị trước buồng lái Bendix-King đã được lựa chọn.<ref name = "jonlake">{{chú thích sách | last = Lake | first = Jon | title = Ching-Kuo: The Indigenous Defence Fighter, WAPJ Vol. 26 | publisher = Aerospace Publishing Ltd}}</ref> Một số năng lực đã bị trì hoãn hay bỏ qua để đáp ứng yêu cầu hiệu suất, từ hạn chế động cơ dẫn đến quản lý trọng lượng chính xác.
 
=== Thiên Kiếm: Tên lửa R&D ===
Dự án Tien Chien của [[Chungshan Institute of Science and Technology|CSIST]] được độc lập hơn, từ khi nó được xem xét bởi một số quan chức để phát triển cho mọi máy bay của ROCAF hơn là duy nhất chỉ là IDF. Tien Chien 1 (TC-1) là một tên lửa tầm nhiệt tầm gần với một hình dạng ngoài tương tự như [[AIM-9 Sidewinder]], trong khi Tien Chien 2 (TC-2) là một tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn dẫn đường bằng radar chủ động được tuyên bố cùng lớp với loại [[AIM-120 AMRAAM]].
 
Cuộc bắn thử nghiệm đầu tiên của TC-1 được thực hiện trên một chiếc F-5E vào [[tháng tư|tháng 4]]-[[1986]], với mục tiêu là một máy bay không người lái [[Beechcraft|Beech]] đã bị phá hủy thành công. Việc sản xuất ban đầu của TC-1 diễn ra vào năm [[1989]], và nó bắt đầu được trang bị cho các đơn vị vào năm [[1991]]. Cả AIM-9 và TC-1 đều xuất hiện trong hoạt động của IDF.<ref name="jonlake"/> Số lượng sản xuất không được công bố.
Dòng 93:
* 2. Nâng cấp máy tính, khả năng đối phó chống gây rối điện tử, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống phân biệt bạn thù tích cực (AIFF) và radar địa hình.
* 3. Thử nghiệm dưới mặt đất và trên không. Nếu chương trình được chấp nhận sẽ lên kế hoạch cho máy bay đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2010.<ref>{{chú thích báo | title=Jane's says Taiwan ready to test upgraded fighters | date=[[2006-04-17]] | publisher= Taiwan News| url=http://english.www.gov.tw/TaiwanHeadlines/index.jsp?categid=8&recordid=93611 | accessdate = 2006-10-18}}</ref><ref>{{chú thích báo | title = Improved version of Indigenous Defense Fighter to be tested | url = http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2006/04/17/2003303112 | date=[[2006-04-17]]
|publisher= Taipei Times| accessdate = 2006-10-18}}</ref>
 
Hợp đồng phát triển cho nâng cấp máy bay điều khiển bay của IDF C/D đã được dành cho BAE vào năm [[2002]]. Máy bay có một máy tính [[PowerPC]] 32-bit với bộ xử lý và khả năng tính toán nhanh hơn, khả năng tin cậy cao hơn và hợp nhất tốt hơn với hệ thống điện tử hàng không. AIDC nói rằng việc cải tiến máy tính điều khiển bay sẽ tạo ra một máy bay "an toàn, và hiệu suất cao hơn".<ref>{{chú thích báo | title = BAE SYSTEMS Flight Control Computer Flies on Taiwan’s Newest Fighter | publisher = BAE press release via Business Wire | date = [[2006-11-06]] | url = http://home.businesswire.com/portal/site/google/index.jsp?ndmViewId=news_view&newsId=20061106005723&newsLang=en | accessdate = 2006-11-06}}</ref>