Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lễ hội Lồng tồng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
== Tổ chức lễ hội ==
Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày [[lễ xuống đồng]], ngoài đồng của [[Bản]], mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như [[bánh chưng]], [[bánh giầy|bánh dày]], chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực hiện do các [[thầy tào]] tiến hành.
 
== Trong hoạt động lễ hội ==
* Ðể chuẩn bị cho [[hội tung còn]], ở giữa đám ruộng lớn được chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20–30 cm làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 – 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật- Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo léo.
 
Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi tung còn cho nhau.
 
* Các hoạt động đều có nét rất riêng từng vùng như:
**Rước cờ
**[[Múa lân - sư - rồng|Múa sư tử]]
**[[Đi cà kheo]]
**[[Múa rối]]
**[[Đá gà|Chọi gà]]
**[[Đánh đu]]
**[[Múa võ]]
**[[Kéo co]]
**[[Đẩy gậy]]
**[[Hát then]]
 
Đêm về, nam nữ thanh niên thi, [[hát lượn]] đối đáp suốt canh dài...
 
== Liên kết ngoài ==