Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 1:
{{Buddhism}}
'''Vô ngã''' (無我, sa. ''anātman'', pi. ''anattā''), là một trong Ba pháp ấn (sa. ''trilakṣaṇa'') của sự vật. Chân lý Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật Giáo, cho rằng, không có một [[Ngã (Phật giáo)|Ngã]] (sa. ''ātman'', pi. ''attā''), một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái "tôi" là không có mà chỉ là một tập hợp của [[Ngũ uẩn]] (sa. ''pañcaskandha''), luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Chú ý thêm rằng: Vô Ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cho dù, Đạo Phật có ra đời hay không, cho dù loài người có tồn tại hay không thì 3 pháp ấn này vẫn hiện diện trong vũ trụ như một chân lý: mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi. Để dễ hiểu, cần nhớ câu này: cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã.
 
==Kinh văn==
Dòng 47:
Chúng ta cần lưu ý cách lập luận rất thuyết phục, không thể chối cãi của Đức Phật:
 
'''Tổng quát:''' ''Vì Sắc là vô thường (có sinh tất phải có diệt) cho nên Sắc mang tính Khổ (bất toại nguyện). Vì mang tính bất toại nguyện (khổ) nên không thể bảo Sắc là của ta, là ta, là tự ngã của ta. Do vậy, Sắc là Vô Ngã. Không thể bảo Sắc là của ta, là ta, là tự ngã của ta là vì không thể ngăn chặn được sự sinh diệt của Sắc, Sắc sinh ra là do duyên sinh (theo điều kiện đủ) và Sắc hoại diệt cũng là do duyên sinh. vì thế Sắc là Vô Ngã.''
 
Với lập luận tương tự như thế: cho Thọ Uẩn, Tưởng uẩn, hành uẩn, Thức uẩn.
 
Ví dụ: quan sát (thiền quán) hơi thở vào, hơi thở ra (hơi thở là thành phần của Sắc Uẩn) thì thấy hơi thở vào và ra là duyên sinh. Dù chúng ta có muốn hay không muốn thì hơi thở vẫn vào ra. Không ai tự nín thở mà chết được, chỉ khi mạng căn dứt thì mới mới tắt thở (chết). Ví dụ 2: quan sát (thiền quán) những cử động thân thể, chúng ta thấy mỗi mỗi sự vận động chân, tay đều theo trình tự: 1. có sự tác ý (hành) 2. Khiến cho sự di chuyển của Sắc. Như vậy: do duyên của tác ý (hành) nên có sự di chuyển cơ thể (sắc). Mặc dù chúng ta nói chúng ta "vô tình" làm cái gì đó nhưng tuyệt đối không đúng như vậy, phải có sự tác ý (theo thói quen chẳng hạn) thì mới sinh ra sự cử động cơ thể. Do vì vô minh nên không biết được như vậy. Sự tác ý, sự chuyển động là do tham ái ngủ ngầm sai khiến. Ở điểm này, chúng ta cần phải liên hệ đến 12 Nhân Duyên (pháp duyên khởi) để hiểu hơn.
 
Mục đích quán sát (thiền quán)cả 11 khía cạnh này là cắt đứt sự dính mắc vào Ngũ Uẩn. Đó là sự chặt đứt tham ái (1 chi trong 12 chi thuộc 12 Nhân Duyên). Quá trình quán sát này làm phát sanh Tuệ Giác, còn gọi là Chánh Trí hiểu thấu (liễu tri) tất cả các pháp dù vô vi, lẫn hữu vi đều Vô Ngã.
 
'''''Thấy vậy, này các Tỉ-khâu, bậc Đa văn Thánh đệ tử yếm li đối với sắc, yếm li đối với thọ, yếm li đối với tưởng, yếm li đối với các hành, yếm li đối với thức. Do yếm li, vị ấy li tham. Do li tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa."'''''
 
Do thấy rõ, biết rõ các pháp hữu vi (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Vô Ngã nên Chánh Trí sanh ra. Vì thấy các pháp hữu vi bằng Chánh Trí là vô thường nên sanh Tuệ Giác Thấy Nguy Hiểm. Thật là nguy hiểm khi bám níu, dính mắc vào pháp hữu vi vô thường, hành động đó là ngu si. Do Tuệ Giác Thấy Nguy Hiểm sanh lên nên Tuệ Giác Yểm Ly (tức là xa rời pháp hữu vi) sanh lên. Do Tuệ Giác Yểm Ly sanh lên nên Tuệ Giác Ly Tham sanh lên. Tuệ Giác Ly Tham sanh lên chính là thấy Niết Bàn. Giải Thoát vĩnh viễn pháp hữu vi, không còn phải tái sanh nữa, nghĩa là chặt đứt mắt xích Tham ái thuộc 12 nhân duyên (cần nên xem thêm về Pháp Duyên Khởi - Thập Nhị Nhân Duyên). Có một điểm phải đặc biệt lưu ý: Kinh nói dù hạ liệt (phàm phu) hoặc cao thượng (pháp sanh ra tính chất Thánh) phải thấy nó là Vô Ngã. Trong quá trình thiền quán, pháp thiện, pháp ác sẽ phát sinh hành giả cần phải quán sát (thấy rõ bằng Chánh Trí) nó đều là Vô Ngã hết. Chẳng có cái gì là của tôi, là tôi, tự ngã của tôi. Đặc biệt là trong pháp thiền quán, có nhiều pha, nhiều giai đoạn hành giả sanh ra Tưởng Uẩn rằng mình là Thánh, có thể dính mắc vào tham ái. Cho nên phải quán sát đủ cả 11 khía cạnh không bỏ sót. Phải chú ý: Thánh Tu Đà Hoàn vẫn còn trong trình độ chấp ngã (còn tham ái). Đó là vì sao, Phật dạy: Pháp Vô Vi (niết bàn) cũng là vô ngã.
 
Hai thái cực là tu hành khổ hạnh đày đọa thân xác hoặc hưởng thụ vật chất xa hoa mà không thiền quán để thấy rõ Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn, Thức Uẩn bằng pháp thiền quán Tứ Niệm Xứ đều là xa rời pháp Trung Đạo. Tu hành cần phải theo Trung Đạo, tức là thực hành quán sát Ngũ Uẩn (tương đương thực hành Tứ Niệm Xứ). Mà pháp thiền quán ở đây là Chánh Niệm, tức là Tứ Niệm Xứ, Phật đã định nghĩa trong Kinh Tương Ưng, Phẩm Đạo, Phân tích đạo:
'''''Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.'''
''
Chúng ta không thể thấy Vô Ngã chỉ bằng đọc tụng Kinh hoặc suy nghĩ về nó mà phải thực hành thiền quán Tứ Niệm Xứ để thấy và biết Vô Ngã. Ghi chú: thiền quán Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là đồng nghĩa với thiền quán Thân Thọ Tâm Pháp (Tứ Niệm Xứ).
 
Như vậy thì điểm tinh yếu trong giáo lí đức Phật là tất cả các pháp dù hữu vi hay vô vi đều vô ngã. Chấp nhận có "chân ngã" không đạt ích lợi trên con đường đạt giải thoát, là dính mắc vào tham ái (tự ngã), gây ra luân hồi đau khổ. Ngược lại, người ta nên bớt dính mắc những kiến giải về thế gian (tưởng giải của Tưởng Uẩn)mà thay vào đó thực hành thiền quán, để thấy sự thật VÔ NGÃ của Sắc Thọ Tưởng Hành Thức. Người chưa thực hành thiền quán Tứ Niệm Xứ thì thấy Vô Ngã vẫn là một lý thuyết nhưng người đã qua trải nghiệm thực hành thiền quán có kết quả thì thấy Vô Ngã là một sự thật chắc chắn. Một sự thật phũ phàng nhưng là sự thật. Cũng như ngày xưa người ta quan niệm mặt trời đi quanh trái đất nhưng sự thật phô bày ngược lại: trái đất đi xung quanh mặt trời vì người ta đã đi ra khỏi trái đất và thấy như vậy. Cũng vậy, Vô Ngã chỉ thấy được khi thực hành thiền quán Tứ Niệm Xứ.
Dòng 152:
Theo Độc Tử bộ thì có năm nhân tố có thể nhận thức được (sa. ''jñeya'') mà trong đó, ba nhân tố đầu là ba loại pháp hữu vi, là các pháp ta có thể tìm thấy trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhân tố thứ tư là một pháp vô vi, là Niết-bàn. Nhân tố thứ năm là cái "bất khả thuyết" (sa. ''avaktavya''), chính là bổ-đặc-già-la, chẳng thuộc vào pháp vô vi, mà cũng chẳng thuộc vào pháp hữu vi.
 
Bổ-đặc-già-la không khác nhưng cũng không giống [[ngũ uẩn]]. Bổ-đặc-già-la không thể là ngũ uẩn, vì nếu như vậy, y phải xuất hiện và huỷ diệt cùng với ngũ uẩn. Bổ-đặc-già-la cũng không khác ngũ uẩn, bởi vì nếu khác, y có thể tồn tại bên ngoài ngũ uẩn, và trường tồn, không mang một đặc tính nào, giống như hư không, không có khả năng hoạt động.
 
Ngoài ra, Độc Tử bộ còn đề xướng 15 thuyết mà trong đó, hai điểm rất quan trọng quy về thuyết vô ngã: 1. Có một thật thể bất hoại và 2. Chỉ có một cái tuyệt đối, là [[Niết-bàn]].
Dòng 172:
 
==Tham khảo==
Kinh Tứ Niệm Xứ (Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ), Trung Bộ Kinh: http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
 
Kinh Đại Niệm Xứ, Trường Bộ Kinh: http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-truongbo/truong22.htm