Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phaseolus vulgaris”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 1.55.12.139 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của ThitxongkhoiAWB
Dòng 26:
 
==Phân bố, sử dụng==
'''Đậu cô ve''' là loài [[cây thường niên]] được thuần hóa ban đầu tại khu vực [[Mesoamerica]] và [[Andes]] cổ đại của Trung Mỹ, ngày nay được trồng phổ biến trên khắp thế giới để lấy [[quả đậu]], cả dạng khô lẫn [[đậu cô ve (quả)|đậu cô ve]] tươi. [[Lá]] cây đậu cô ve đôi khi cũng được dùng như [[rau]] xanh, và [[rễ]] dùng làm thức ăn cho gia súc. Đậu cô ve cùng với [[Curcubita|bí]] và [[ngô]] là ba loại ngũ cốc cơ bản của nền nông nghiệp [[thổ dân châu Mỹ]]. Là một cây thuộc phân họ Đậu, rễ của đậu cô ve các loài [[Rhizobia|vi khuẩn cố định ni tơ]] cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hai loài cây kia.
==Chất độc==
Độc chất [[Phytohaemagglutinin]], một dạng [[lectin]], có trong nhiều loại đậu phổ biến, đặc biệt ở đậu tây đỏ. Đậu tây trắng chứa khoảng 1/3 lượng độc tố so với đậu tây đỏ; đậu tằm (vicia faba) chứa khoảng 5-10% độc tố so đậu tây đỏ.<ref name=FDA />
 
Phytohaemagglutinin có thể bị mất hoạt tính khi luộc đậu trong vòng 10 phút ở nhiệt độ sôi (100°C; 212°F). Đối với đậu khô, [[cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ]] (FDA) cũng khuyến cáo phải ngâm đậu trong nước ít nhất 5 giờ và sau đó nên lược bỏ nước ngâm.<ref name=FDA>{{cite web|publisher=United States [[Food and Drug Administration]]|accessdate=2009-07-11 |url=http://www.fda.gov/Food/FoodborneIllnessContaminants/CausesOfIllnessBadBugBook/ucm071092.htm |title=Foodborne Pathogenic Microorganisms and Natural Toxins Handbook: Phytohaemagglutinin |work=[[Bad Bug Book]]}}</ref>
 
Nếu nấu đậu ở nhiệt độ dưới điểm sôi, chẳng hạn như sử dụng [[nồi hầm]] (slow cooker), độc tính của haemagglutinin sẽ tăng lên: đậu nấu ở 80°C (176°F) độc tính được ghi nhận tăng gấp năm lần so với đậu sống.<ref name=FDA /> Sự gia tăng các ca ngộ độc có liên quan đến việc nấu đậu trong nồi hầm.<ref name=FDA />
 
Các triệu chứng chính của ngộ độc phytohaemagglutinin là buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Bắt đầu từ một đến ba giờ sau khi ăn đậu được nấu không đúng cách, và các triệu chứng thường giảm trong vòng vài giờ.<ref name=FDA /> Ăn khoảng bốn hoặc năm hạt đậu sống ngâm có thể gây ra các triệu chứng trên.<ref name=FDA />
 
Đậu chứa nhiều [[purin]], và được chuyển hóa thành [[axít uric]]. Axít uric không phải là một chất độc nhưng nó có thể thúc đẩy sự phát triển hay làm trầm trọng [[bệnh gút]]. Vì lý do này, những người có bệnh gút thường được khuyên nên hạn chế ăn các loại đậu.<ref name="WHFoods">{{cite web|url=http://www.whfoods.com/genpage.php?pfriendly=1&tname=foodspice&dbid=87|publisher=The world's healthiest foods|title=Kidney Beans|accessdate=2007-11-05}}</ref>
 
==Các giống cây trồng==